Skip to content
Menu
  • GIẢI PHÁP
    GIẢI PHÁP>
    • GIẢI PHÁP
    • TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
      TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ PHÚC LỢI
      QUẢN LÝ PHÚC LỢI
    • QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
      QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
      QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
    • CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
      CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
    • PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
      PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
  • DỊCH VỤ
    DỊCH VỤ>
    • DỊCH VỤ
    • TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
      TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
    • CHO THUÊ PHẦN MỀM
      CHO THUÊ PHẦN MỀM
    • TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
      TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
    • DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
      DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
    • CHO THUÊ NGUỒN LỰC
      CHO THUÊ NGUỒN LỰC
    • TRIỂN KHAI IBM KENEXA
      TRIỂN KHAI IBM KENEXA
  • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC>
    • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    • BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
      BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
      VĂN BẢN PHÁP LUẬT
    • TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
      TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
    • QUẢN LÝ NHÂN SỰ
      QUẢN LÝ NHÂN SỰ
    • BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
      BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
    • TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
      TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
    • BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
      BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
  • KHÁCH HÀNG
    KHÁCH HÀNG
  • VỀ CHÚNG TÔI
    VỀ CHÚNG TÔI
  • Call
 

Contact SureHCS

 
Đường dây nóng: (+84.28) 3844 4929
Email: surehcs@lacviet.com.vn
Close
Close

Bạn cần

  • Đăng kí dùng thử
  • Yêu cầu Demo
  • Downloads
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp

04 câu hỏi thường gặp khi xây dựng thang, bảng lương năm 2019

Từ đầu năm 2019, do việc thay đổi mức lương tối thiểu vùng, nhiều doanh nghiệp phải tiến hành điều chỉnh lại thang lương, bảng lương. Dưới đây là 04 câu hỏi doanh nghiệp thường thắc mắc khi điều chỉnh thang lương, bảng lương theo lương tối thiểu vùng năm 2019.

1. Lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng thì doanh nghiệp có bắt buộc phải điều chỉnh lại thang lương, bảng lương không?

Quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP, thì mức lương tối thiểu vùng trong năm 2019 đã tăng so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018.

Theo đó, Khi xây dựng thang lương, bảng lương doanh nghiệp phải căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định. Cụ thể:

– Mức lương thấp nhất của công việc, chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

– Mức lương thấp nhất của công việc, chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

– So với mức lương của công việc, chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì mức lương của công việc; chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc, chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7%.

Tuy nhiên, lương tối thiểu vùng tăng không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải làm lại thang lương bảng lương. Việc điều chỉnh hay không phụ thuộc vào thang bảng lương hiện tại của doanh nghiệp:

Trường hợp 01:  Mức lương thấp nhất của công việc giản đơn nhất trong thang, bảng lương hiện tại của doanh nghiệp bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp không bắt buộc phải điều chỉnh lại thang lương; bảng lương vì mức lương này đã đáp ứng điều kiện không thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Có nhiều doanh nghiệp vẫn hay cho rằng đối với mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Nhưng thật ra, luật chỉ quy định là “không được thấp hơn” chứ không quy định mức lương này phải cao hơn lương tối thiểu vùng.  Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp khi xây dựng thang lương bảng lương; vẫn thường quy định mức lương này cao hơn mức lương tối thiểu vùng để phòng trường hợp cứ mỗi lần thay đổi mức lương tối thiểu vùng lại phải tiến hành điều chỉnh thang lương, bảng lương.

Ví dụ: Trong năm 2018, doanh nghiệp A (thuộc vùng I) xây dựng thang lương,bảng lương như dưới đây:

CHỨC DANH CÔNG VIỆC

BẬC LƯƠNG

I

II

III

IV

V

1. Giám đốc công ty
– Mức lương5.700.0005.985.0006.284.0006.598.0006.928.000
2. Phó Giám đốc, Kế toán trưởng
– Mức lương5.100.0005.355.0005.623.0005.904.0006.199.000
3. Trưởng phòng hành chính, kinh doanh, kỹ thuật
– Mức lương4.620.0004.851.0005.093.5505.348.2305.615.640
4. Trợ lý giám đốc, Lập trình viên, Dịch thuật, Pháp chế, Chuyên viên phân tích
– Mức lương4.535.0004.761.7504.999.8405.249.8305.512.320
5. Nhân viên văn phòng, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật
– Mức lương4.500.0004.761.7504.961.0005.209.0005.470.000
6. Tạp vụ
– Mức lương4.180.0004.389.0004.608.4505.080.8205.334.860

Theo đó, xét từ mức lương thấp nhất của công việc giản đơn nhất, thì mức lương của nhân viên tạp vụ là 4.180.000, bằng với hoặc mức lương tối thiểu vùng. Vì vậy, khi tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2019, doanh nghiệp A không cần phải làm lại thang lương, bảng lương.

Trường hợp 02: Mức lương thấp nhất của công việc giản đơn nhất trong thang, bảng lương hiện tại của doanh nghiệp thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Theo đó, khi có sự thay đổi về mức lương tối thiểu vùng mà mức lương tối thiểu trong thang bảng lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện tại thì doanh nghiệp cũng phải xây dựng lại thang bảng lương cho phù hợp với mức lương tối thiểu vùng năm 2019.

Đồng thời, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo Thang lương, Bảng lương của mình với Phòng Lao động; Thương binh và Xã hội và thực hiện đăng ký điều chỉnh đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội khi thay đổi mức lương của người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Quay lại với Ví dụ ở trên, giả sử mức lương của nhân viên tạp vụ hiện tại là 4.100.000 (< 4.180.000) thì đương nhiên doanh nghiệp phải điều chỉnh lại thang lương; bảng lương trong đó sửa đổi lại mức lương của nhân viên tạp vụ này; tức là phải tăng mức lương của tạp vụ lên ít nhất là 80.000 để đảm bảo mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

2. Khoảng cách chênh lệch giữa hai  bậc lương liền kề là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn; kỹ thuật; nghiệp vụ; tích lũy kinh nghiệm; phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Số bậc của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi.

Trở lại ví dụ ở đầu bài viết, mức lương của nhân viên văn phòng, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật cụ thể như sau:

Chức danh

Bậc I

Bậc II

Bậc III

Bậc IV

Bậc V

Nhân viên văn phòng, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật4.500.0004.761.7504.961.0005.209.0005.470.000

Theo đó, mức lương Bậc II cao hơn mức lương bậc I là 5%, mức lương bậc III cao hơn mức lương bậc II là 5%, mức lương bậc IV cao hơn mức lương bậc III là 5%, mức lương bậc V cao hơn mức lương bậc IV là 5%.

Lưu ý :  Bậc lương  chỉ xét trên một vị trí công việc, là sự sắp xếp theo chiều ngang. Còn thang lương là sự sắp xếp theo chiều dọc của các vị trí khác nhau và có sự tăng giảm mức lương trong cùng một bậc.

3. Một doanh nghiệp có thể có nhiều bảng lương?

Luật không có quy định mỗi doanh nghiệp chỉ được xây dựng một thang lương, bảng lương. Vì vậy, một doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều thang lương, bảng lương.

Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể  lập một bảng lương cho các lao động quản lý, một bảng lương cho các lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

4. Doanh nghiệp dưới 10 lao động thì không phải xây dựng thang lương, bảng lương

Quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP, thì đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy, những doanh nghiệp này tùy vào nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp có thể có hoặc không xây dựng thang lương, bảng lương.

Trong trường hợp doanh nghiệp không xây dựng thang lương bảng lương, mà mức lương trong hợp đồng lao động của người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng 2019, doanh nghiệp cần tiến hành sửa đổi mức lương của người lao động cho phù hợp với mức lương tối thiểu vùng.

Doanh nghiệp có thể giao kết phụ lục hợp đồng hoặc thỏa thuận với người lao động ký kết một hợp đồng lao động mới. Tuy nhiên, để đơn giản thủ tục thì doanh nghiệp có thể giao kết phụ lục hợp đồng.

Theo nguồn TVPL

Tags: balanced scorecard, BHTNLĐ – BNN, BHXH, BHYT, Chấm công tính lương, Chế độ thai sản, Chỉ tiêu KPI, Competency Management, Đánh giá nhân viên, Đào tạo trực tuyến, Elearning, HĐLĐ, HRIS, Human resource, Lao động_Tiền lương, LĐTBXH, LMS, performance management, phần mềm nhân sự, phát triển nhân viên, Quản lý năng lực, Quản lý nhân sự, quản lý nhân tài, Quản trị nhân sự, quy trình nhân sự, Thuế TNCN, tính lương sản phẩm, Tính lương thời gian, Tuyển dụng Người tài, Tuyển dụng nhân viên

Báo chí viết về chúng tôi
Ứng dụng họp trực tuyến: Chuộng ‘ngoại’, bỏ quên ‘nội’
Ứng dụng họp trực tuyến: Chuộng 'ngoại', bỏ quên 'nội' (TBKTSG Online) - Khi nhu cầu...
Hệ thống văn bản pháp luật
Làm thêm giờ và những quy định năm 2021
Từ 2021, để người lao động làm thêm giờ phải có văn bản đồng ý?...
Tin tức sự kiện từ Lạc Việt
Giải pháp toàn diện cho e-Learning
Giải pháp toàn diện cho e-Learning. Sự kiện dành cho DN quan tâm đến e-Learning...
Quản lý nhân sự
5 bước xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự
5 bước xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự bài bản cho năm 2021...
Biểu mẫu - Tài liệu
File excel tính tiền BHXH một lần năm 2021
File excel tính tiền BHXH một lần năm 2021 File excel tính tiền BHXH một...
Từ điển năng lực
Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Competency) – Từ điển năng lực
Từ điển năng lực mô tả Kỹ năng lãnh đạo -Leadership Competency Kỹ năng lãnh...
Bản mô tả công việc
Bản mô tả công việc Kế toán trưởng- JDs of Chief Accountant
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC DÀNH CHO KẾ TOÁN TRƯỞNG - JDs...

TRỤ SỞ CHÍNH HCM

23 Nguyễn Thị Huỳnh Phường 8, Q. Phú Nhuận.
Tel: (+84.28) 3842.3333
Fax: (+84.28) 3842.2370
Email: surehcs@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Tầng 8 – Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
Tel: (+84.28) 3512.1846
Fax: (+84.28) 3512.1848
Email: hanoi@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

36 Hàm Nghi, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
Tel: (+84.236) 365.3848
Fax: (+84.236) 365.2567
Email: danang@lacviet.com.vn

Follow us on:
  • Facebook
  • YouTube
  • LinkedIn
Bản quyền © 2018 Công Ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt