6 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN PHỔ BIẾN NHẤT
Đánh giá nhân viên là công việc thiết yếu mà các doanh nghiệp lựa chọn để phân loại năng lực, hoặc lên kế hoạch đào tạo nội bộ nhằm nâng cao chất lượng công việc trong công ty. Hiện nay, có khá nhiều các phương pháp đánh giá nhân viên dành cho doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có các ưu, nhược điểm khác nhau mà doanh nghiệm cần cân nhắc lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp mình.. Dưới đây Lạc Việt xin tổng hợp vài phương pháp phổ biến dành cho các quý công ty, nhà quản trị.
1. Phương pháp theo dõi các sự việc quan trọng (critical incident method)
Dựa trên phương pháp này thì người quản lý nhân sự sẽ note lại các hành vi (cả tích cực và tiêu cực) của nhân viên trong lúc thực hiện công việc, và theo dõi trong khoảng thời gian nhất định. Những ghi chú này sau đó sẽ được tổng kết để đưa vào kết quả đánh giá cuối cùng.
Phương pháp này sẽ rất hữu ích khi cần theo dõi tiến độ hoặc sự tiến bộ của nhân viên qua một khoảng thời gian. Phương pháp này cũng được áp dụng cho việc đào tạo nhân viên có hiệu quả hay không. Đồng thời, người quản lý cũng có thể kịp thời có các đóng góp với nhân viên nếu phát hiện các biểu hiện tiêu cực.
Tuy vậy, phương pháp này cũng có vài khuyết điểm. Như khả năng đôi khi việc ghi chú bị thiếu xót, ghi chú thiếu khách quan, hoặc có thể gây ra cảm giác không thoải mái cho nhân viên khi họ cảm thấy luôn bị soi xét, các sai lầm của họ đều bị ghi lại.
>>> Xem thêm: Phần mềm đánh giá nhân viên – Hoạch định nhân tài
>>> Dành cho bạn: Phần mềm quản lý đào tạo – Hệ thống Elearning
2. Phương pháp đánh giá 360 độ
Phương pháp này được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Dựa trên đánh giá tổng hợp của quản lý, đồng nghiệp, nhân viên các phòng ban hoặc từ các tối tượng tiếp xúc thường xuyên khác như khách hàng…Mỗi nhân viên sẽ nhận được bảng câu hỏi bao gồm thông tin đồng nghiệp và các tiêu chí đánh giá tương ứng.
Bằng cách này, nhân viên sẽ được đánh giá cả về năng lực chuyên môn, về ý thức, hành vi và thái độ làm việc. Việc đánh giá nhiều chiều sẽ đem lại sự khách quan, tuy nhiên nó cũng có hạn chế nhất định đó là thời gian, tính phức tạp vì liên quan đến nhiều bộ phận, khó kiểm soát.
3. Phương pháp checklist
Phương pháp này sẽ liệt kê hàng loạt các câu hỏi nhằm đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên do quản lý trực tiếp hoặc đội ngũ nhân sự đặt ra. Các câu hỏi có thể nằm dưới hình thức yes/no hoặc liệt kê nhằm thu thập ý kiến của người đánh giá về năng lực cụ thể của một nhân viên.
Ưu điểm của phương pháp này là thao tác đơn giản, cô đọng, ít tốn thời gian; song cũng bao hàm nguy cơ thiếu tính khách quan, chưa chính xác.
>>> Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá năng lực
4. Phương pháp tự đánh giá
Đa phân các nhân viên sẽ không nhận thức được các yếu tố cần cải thiện của bản thân. Phương pháp tự đánh giá sẽ giúp nhân viện tự xem xét điểm yếu và giúp họ chủ động hoàn thiện hơn. Bằng phương pháp này nhân viên sẽ nhận được bảng hệ thống câu hỏi nhiều đáp áp và yêu cầu đánh giá năng lực của chính họ.
Sau đánh giá, các kết quả sẽ được tổng hợp và phân tích bởi chính nhân viên và quản lý trực tiếp của họ. Buổi thảo luận này sẽ giúp làm rõ ràng các thông tin, xác nhận ưu điểm và tìm hiểu nguyên nhân các khuyết điểm còn ẩn giấu từ đó đưa ra phương án triển khai đào tạo, cải thiện tốt hơn.

5. Phương pháp đánh giá theo thang điểm năng lực
Đây là một trong những phương pháp đánh giá phổ biến nhất. Mỗi vị trí sẽ có những bộ năng lực nhất định, và từng năng lực của nhân viên sẽ được đánh giá theo các thang điểm, từ xuất sắc đến rất tệ. Cách làm này cho phép nhà quản lý so sánh được giữa các nhân viên với nhau, đồng thời sẽ làm rõ những năng lực cần phát huy/cải thiện.
>>> Xem thêm: Elearning – công cụ đào tạo nội bộ đắc lực cho doanh nghiệp
6. Phương pháp Quản trị bằng mục tiêu
Đây được xem phương pháp phổ biến nhất hay thường được gọi là đánh giá KPI hay OKR.
Trong phương pháp này, thường là công ty sẽ thiết lập sẵn các danh mục chỉ tiêu cho từng vị trí công việc và được đánh giá trong khoản thời gian nhất đinh. Hoặc nhân viên cùng với quản lý trực tiếp sẽ cùng làm việc với nhau để xây dựng mục tiêu cụ thể cho nhân viên phù hợp với chức danh công việc đó. Phương pháp quản trị bằng mục tiêu thường phải thỏa mãn một số yêu cầu về: tính cụ thể, đo lường được, có thể đặt được, tính thực tế và thời gian thực hiên (Tiêu chí SMART).
Download miễn phí Bộ 12 biểu mẫu đánh giá nhân viên chỉ với 1 click tại đây.
Tổng kết
Có nhiều tài liệu để tham khảo cho các phương pháp đánh giá nhân viên, giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các chiến lược cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực nhằm cải thiện năng lực và năng suất làm việc của từng nhân viên trong công ty.
Sau kết quả đánh giá việc áp dụng hệ thống phần mềm quản lý đào tạo là thành phần không thể thiếu. Đặc biệt ngày nay trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp đã và đang ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Vì vậy công tác đào tạo nhân viên cũng cần có những phương thức mới bằng hệ thống elearning.
Hệ thống elearning là phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến của SureHCS (SureHCS for e-Learning) cung cấp công cụ quản lý đào tạo toàn diện cho doanh nghiệp. Hệ thống có đầy đủ các tiện ích do Lạc Việt phát triển như: Công cụ bài giảng tương tác, tổ chức lớp học ảo, kho học liệu…
Liên hệ tư vấn tại hotline 0901 555 063 để được hỗ trợ hoặc đăng ký demo MIỄN PHÍ tại đây!