Skip to content
Menu
  • GIẢI PHÁP
    GIẢI PHÁP>
    • GIẢI PHÁP
    • TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
      TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ PHÚC LỢI
      QUẢN LÝ PHÚC LỢI
    • QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
      QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
      QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
    • CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
      CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
    • PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
      PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
  • DỊCH VỤ
    DỊCH VỤ>
    • DỊCH VỤ
    • TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
      TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
    • CHO THUÊ PHẦN MỀM
      CHO THUÊ PHẦN MỀM
    • TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
      TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
    • DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
      DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
    • CHO THUÊ NGUỒN LỰC
      CHO THUÊ NGUỒN LỰC
    • TRIỂN KHAI IBM KENEXA
      TRIỂN KHAI IBM KENEXA
  • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC>
    • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    • BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
      BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
      VĂN BẢN PHÁP LUẬT
    • TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
      TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
    • QUẢN LÝ NHÂN SỰ
      QUẢN LÝ NHÂN SỰ
    • BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
      BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
    • TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
      TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
    • BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
      BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
  • KHÁCH HÀNG
    KHÁCH HÀNG
  • VỀ CHÚNG TÔI
    VỀ CHÚNG TÔI
  • Call
 

Contact SureHCS

 
Đường dây nóng: (+84.28) 3844 4929
Email: surehcs@lacviet.com.vn
Close
Close

Bạn cần

  • Đăng kí dùng thử
  • Yêu cầu Demo
  • Downloads
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp

Bị tai nạn giao thông trên tuyến đường làm việc được hưởng chế độ gì?

Không phải trường hợp nào tai nạn giao thông trên tuyến đường làm việc cũng là tai nạn lao động.
Nếu tai nạn giao thông là tai nạn lao động thì người lao động có thể được hưởng trợ cấp từ người sử dụng lao động và các chế độ từ cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Trước khi đi vào các chế độ cụ thể mà NLĐ có thể được hưởng khi bị tai nạn giao thông trên tuyến đường làm việc thì điều kiện tiên quyết đó là tai nạn giao thông này phải là tai nạn lao động (sau đây gọi tắt là “TNLĐ”).

Theo Khoản 2, Điều 39 và Khoản 1, Điều 45 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm trả trợ cấp của người sử dụng lao động (sau đây gọi tắt là “NSDLĐ”) và điều kiện hưởng chế độ TNLĐ thì:

Để tai nạn giao thông trên tuyến đường làm việc là TNLĐ thì tai nạn đó phải xảy ra trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trong đó:

– Thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để NLĐ đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc.

– Tuyến đường hợp lý là tuyến đường mà NLĐ thường xuyên đi từ nơi ở, nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.

Cụ thể về các chế độ mà NLĐ có thể được hưởng trong trường hợp này như sau:

Thứ nhất, được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp

Điều kiện hưởng:

Ngoài điều kiện tai nạn giao thông phải là TNLĐ thì tai nạn này xảy ra phải do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.

Hiện tại, Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 chỉ quy định có lỗi mà không nói rõ là lỗi một phần hay toàn bộ của bên nào. Do đó, trường hợp NLĐ có một phần lỗi gây ra tai nạn giao thông thì vẫn được hưởng trợ cấp.

Việc xác định lỗi phải dựa vào biên bản kết luận điều tra của cơ quan công an có thẩm quyền.

Lưu ý: NLĐ KHÔNG được hưởng trợ cấp nếu thuộc trường hợp tại Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Mức hưởng trợ cấp:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 39 và Khoản 4, 5 Điều 38 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì mức trợ cấp mà NLĐ được hưởng từ NSDLĐ khi bị tai nạn giao thông trong trường hợp này như sau:

Mức suy giảm khả năng lao động (MSG)Mức trợ cấp
Từ 5% đến 10%40% x 1,5 tháng tiền lương
Từ 11% đến 80%40% x [1,5 + 0,4 x (MSG-10)] x tháng tiền lương
Từ 81% trở lên40% x 30 tháng tiền lương

Mặc dù, luật không quy định điều kiện về mức suy giảm để được hưởng trợ cấp từ NSDLĐ khi bị tai nạn giao thông, nhưng thông qua bảng trên có thể thấy, NLĐ chỉ được hưởng trợ cấp này khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Thứ hai, được hưởng các chế độ của cơ quan Bảo hiểm xã hội

1. Chế độ tai nạn lao động

Điều kiện hưởng:

Ngoài điều kiện tai nạn giao thông phải là TNLĐ thì còn có các điều kiện:

– NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn đó gây ra.

– Nguyên nhân gây tai nạn không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Mức hưởng chế độ TNLĐ:

Được quy định tại Điều 48, 49, 52 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:

– Trợ cấp một lần: Áp dụng khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.

Mức hưởng theo công thức:

[5 + 0,5 x (MSG – 5)] x mức lương cơ sở + trợ cấp

Trong đó: “Trợ cấp” tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ 01 năm trở xuống cộng tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

– Trợ cấp hàng tháng: Áp dụng khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Mức hưởng theo công thức:

[30% + 2% x (MSG – 31)] x mức lương cơ sở + trợ cấp

Trong đó: “Trợ cấp” tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 01 năm trở xuống tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

– Trợ cấp phục vụ: Áp dụng khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, NLĐ được hưởng trợ cấp hàng tháng như trên và mỗi tháng cộng thêm 01 tháng lương cơ sở.

2. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau TNLĐ

NLĐ sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Thời gian cụ thể như sau:

– Nghỉ tối đa 10 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.

– Nghỉ tối đa 7 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%.

– Nghỉ tối đa 5 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.

Mức hưởng chế độ trợ cấp = 30% mức lương cơ sở x số ngày nghỉ.

Theo: khoinghiep.thuvienphapluat.vn

Tags: chế độ, chế độ bảo hiểm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động

Báo chí viết về chúng tôi
Ứng dụng họp trực tuyến: Chuộng ‘ngoại’, bỏ quên ‘nội’
Ứng dụng họp trực tuyến: Chuộng 'ngoại', bỏ quên 'nội' (TBKTSG Online) - Khi nhu cầu...
Hệ thống văn bản pháp luật
03 vấn đề cần biết khi người lao động phải ngừng việc
03 vấn đề cần biết khi người lao động phải ngừng việc Trong quá trình...
Tin tức sự kiện từ Lạc Việt
Giải pháp toàn diện cho e-Learning
Giải pháp toàn diện cho e-Learning. Sự kiện dành cho DN quan tâm đến e-Learning...
Quản lý nhân sự
Bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá năng lực (P.1 )
Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp bạn đánh giá nhóm năng lực:  Làm việc nhóm-...
Biểu mẫu - Tài liệu
Mẫu tờ khai 08-MST – Điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế
Mẫu 08-MST - Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế Mẫu...
Từ điển năng lực
Khả năng thích ứng và linh hoạt-Adaptability and Flexibility- Từ điển năng lực
Từ điển năng lực mô tả "Khả năng thích ứng & linh hoạt - Adaptability...
Bản mô tả công việc
Bản mô tả công việc Kế toán trưởng- JDs of Chief Accountant
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC DÀNH CHO KẾ TOÁN TRƯỞNG - JDs...

TRỤ SỞ CHÍNH HCM

23 Nguyễn Thị Huỳnh Phường 8, Q. Phú Nhuận.
Tel: (+84.28) 3842.3333
Fax: (+84.28) 3842.2370
Email: surehcs@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Tầng 8 – Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
Tel: (+84.28) 3512.1846
Fax: (+84.28) 3512.1848
Email: hanoi@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

36 Hàm Nghi, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
Tel: (+84.236) 365.3848
Fax: (+84.236) 365.2567
Email: danang@lacviet.com.vn

Follow us on:
  • Facebook
  • YouTube
  • LinkedIn
Bản quyền © 2018 Công Ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt