CÁC THAY ĐỔI LIÊN QUAN ĐẾN BHXH BẮT BUỘC TỪ NGÀY 1/9/2021
Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH được ban hành sửa đổi một số quy định hông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cho nên từ ngày 1/9/2021 sẽ có nhiều thay đổi liên quan đến BHXH bắt buộc.
1. Điều chỉnh đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2021 thì người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc theo nhóm đối tượng NLĐ làm việc theo hợp đồng.
Đây là một quy định mới mà trước đó Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH chưa đề cập đến
2. Mức hưởng ốm đau tối đa khi nghỉ lẻ tháng
Trước đây tại điểm b Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH các trường hợp nghỉ ốm đau có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng được tính như sau:
Mức hưởng = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 ngày x Tỷ lệ hưởng (%) x Số ngày nghỉ
Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 06 thì mức hưởng tối đa đối với thời gian lẻ tháng bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng.
3. Thay đổi về tiền lương tính hưởng chế độ ốm đau
Xem thêm: Thông tin liên quan đến tiền lương, BHXH NLĐ cần quan tâm
Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 06 NLĐ tham gia BHXH bắt buộc khi bị ốm đau, tai nạn (mà không phải là tai nạn lao động), nghỉ việc chăm con dưới 7 tuổi ốm từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên cơ sở mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Nếu trình trạng người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc các tháng liền kề tiếp theo. Thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trước 1/9/2021 mức hưởng được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng người lao động nghỉ ốm đau
4. Thêm trường hợp chồng được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con
Thông tư 06/2021 đã bổ sung thêm một quy định quan trọng, nếu cả hai vợ chồng cùng tham BHXH. Mà vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì người chồng tham gia BHXH đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con sẽ được hưởng trợ cấp 01 lần khi sinh con.
Mức trợ cấp 1 lần = 2 tháng lương cơ sở/con
Trong khi tại Thông tư 59/2015, người chồng chỉ được nhận trợ nếu thuộc một trong 2 trường hợp sau:
– Chỉ có cha tham gia BHXH thì cha phải đóng từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
– Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Thông tư 06 cũng bổ sung thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con. Theo đó nếu nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định.
5. Thay đổi mức hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi
Xem thêm: 03 chính sách BHXH, BHTN hỗ trợ NLĐ, DN khó khăn trong mùa covid
Đây cũng là một trong những điểm mới đáng chú ý của Thông tư 06 năm 2021. Khoản 6 Điều 1 Thông tư này nêu rõ:
Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu thì thời gian hưởng, trợ cấp thai sản khi sinh con và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.
Theo đó, chế độ thai sản được tính theo số lượng con mà lao động nữ đã sinh ra, không kể còn sống hay đã chết.
Còn tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BLĐTBXH đang áp dụng hiện nay, lao động mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết hoặc chết lưu thì chế độ thai sản chỉ giải quyết đối với con còn sống nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ vẫn được tính theo số con được sinh ra.
6. Quy định mới về nghỉ phép năm trùng thời gian nghỉ thai sản
Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 06, thời gian hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thời gian lao động nam nghỉ khi vợ sinh con; khi thực hiện các biện pháp tránh thai mà trùng thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, người lao động sẽ không được tính hưởng chế độ thai sản.
Đặc biệt, đây là quy định hoàn toàn mới mà trước đó Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH chưa hề đề cập.
7. Hướng dẫn về điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày.
Khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc này được xác định tính từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của người lao động chưa phục hồi (theo khoản 8 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH).
Trước đó, chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Xem thêm: Chế độ thai sản: đi làm sớm sau thai sản
8. Điều kiện hưởng lương hưu với bộ đội bị tước quân tịch
Khoản 13 Điều 1 Thông tư 06/2021 quy định:
Người lao động quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội bị tước quân tịch hoặc tước danh hiệu công an nhân dân thì điều kiện hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Thông tư này.
Như vậy, trường hợp bộ đội, công an bị tước quân tịch, tước danh hiệu công an nhân dân sẽ hưởng chế độ hưu trí nếu đáp ứng đủ các điều kiện dành cho người lao động bình thường.
Trong khi đó, nếu không bị tước quân tịch, danh hiệu công an nhân dân, những người này sẽ được nghỉ hưu sớm hơn 05 tuổi so với người lao động thông thường có cùng điều kiện.
9. Bổ sung một số quy định liên quan đến trợ cấp tuất
Bổ sung thêm quy định liên quan đến việc xét tuổi của thân nhân NLĐ để hưởng chế độ tuất hằng tháng. Thời điểm xem xét tuổi trong trường hợp này được xác định là kết thúc ngày cuối cùng của tháng NLĐ, nếu hồ sơ không có ngày tháng sinh thì lấy ngày 1/1 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở giải quyết chế độ tử tuất.
Cùng với đó, Thông tư cũng nêu rõ, thân nhân NLĐ đã được giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà sau đó có thu nhập cao hơn mức lương cơ sở thì vẫn được hưởng trợ cấp theo quy định.
Hơn nữa, người lao động đang tham gia hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH đồng thời là người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết thì thân nhân của người đó được lựa chọn giải quyết chế độ tử tuất với mức hưởng cao hơn của một trong hai đối tượng trên khi chết.
Bài viết tham khảo: