Skip to content
Menu
  • GIẢI PHÁP
    GIẢI PHÁP>
    • GIẢI PHÁP
    • TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
      TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ PHÚC LỢI
      QUẢN LÝ PHÚC LỢI
    • QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
      QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
      QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
    • CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
      CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
    • PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
      PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
  • DỊCH VỤ
    DỊCH VỤ>
    • DỊCH VỤ
    • TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
      TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
    • CHO THUÊ PHẦN MỀM
      CHO THUÊ PHẦN MỀM
    • TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
      TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
    • DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
      DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
    • CHO THUÊ NGUỒN LỰC
      CHO THUÊ NGUỒN LỰC
    • TRIỂN KHAI IBM KENEXA
      TRIỂN KHAI IBM KENEXA
  • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC>
    • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    • BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
      BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
      VĂN BẢN PHÁP LUẬT
    • TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
      TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
    • QUẢN LÝ NHÂN SỰ
      QUẢN LÝ NHÂN SỰ
    • BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
      BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
    • TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
      TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
    • BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
      BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
  • KHÁCH HÀNG
    KHÁCH HÀNG
  • VỀ CHÚNG TÔI
    VỀ CHÚNG TÔI
  • Call
 

Contact SureHCS

 
Đường dây nóng: (+84.28) 3844 4929
Email: surehcs@lacviet.com.vn
Close
Close

Bạn cần

  • Đăng kí dùng thử
  • Yêu cầu Demo
  • Downloads
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp

Cách tính trợ cấp thôi việc từ năm 2021

theo Nghị định 145

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Trong đó, Nghị định này đã hướng dẫn chi tiết cách tính trợ cấp thôi việc theo quy định của Bộ luật mới.

Cach-tinh-tro-cap-thoi-viec-tu-2021-theo-Nghi-dinh-145
Cách tính trợ cấp thôi việc từ 2021 theo Nghị định 145 (1)

1. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc từ 2021

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145 hướng dẫn Điều 46 BLLĐ năm 2019, người lao động được (NLĐ) chi trả trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên và chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo một trong các căn cứ sau:

Do hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp phải gia hạn cho NLĐ là thành viên Ban lãnh đạo tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn HĐLĐ.(trước đó là trừ trường hợp NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn HĐLĐ);

– Hoàn thành công việc theo hợp đồng;

– Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

– NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do.(trước đó quy định là đang bị kết án tù giam); tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng theo bản án, quyết định của Toà án;

– Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

– Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; hoặc bị thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật (bổ sung thêm);

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

Đồng thời, khoản 1 Điều này cũng chỉ ra 02 trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc:

– NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.(trước đó quy định là NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu);

– NLĐ tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng như nghỉ ốm đau, điều dưỡng, bị tạm giam, tạm giữ,… (quy đinh mới).

2. Cách tính trợ cấp thôi việc từ năm 2021

Căn cứ Điều 46 BLLĐ năm 2019, NLĐ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc. Thì mỗi năm làm việc sẽ được hưởng nửa tháng tiền lương. Cụ thể:

Tiền trợ cấp thôi việc

=

1/2

x

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

x

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã giải thích cụ thể về thời gian làm việc và tiền lương để tính trợ cấp thôi việc như sau:

2.1 Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

– Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế gồm Thời gian:

+ Trực tiếp làm việc;

+ Thử việc (quy định mới);

+ Được người sử dụng lao động cử đi học;

+ Nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;

+ Nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được NSDLĐ trả lương;

+ Thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương;

+ Ngừng việc không do lỗi của NLĐ (bỏ quy định về thời gian nghỉ việc không do lỗi của NLĐ);

+ Thời gian nghỉ hằng tuần;

+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;

+ Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện NLĐ (trước đó quy định là thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn);

+ Bị tạm đình chỉ công việc.

– Thời gian đã tham gia BHTN gồm:

+ NLĐ đã tham gia BHTN (trước đó quy định là thời gian NSDLĐ đã đóng bảo hiểm thất nghiệp; thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp);

+ NLĐ thuộc diện không phải tham gia BHTN nhưng được NSDLĐ chi trả cùng với tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN.

Lưu ý:

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng) nên các trường hợp lẻ tháng sẽ được làm tròn:

+ Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;

+ Trên 06 tháng được tính bằng 01 năm.

2.2 Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

Theo theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 145, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo HĐLĐ trước khi NLĐ thôi việc.

Đặc biệt, Nghị định này đã bổ sung cách xác định tiền lương tính trợ cấp thôi việc trong trường hợp NLĐ làm việc theo nhiều hợp đồng kế tiếp nhau:

– Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi chấm dứt HĐLĐ cuối cùng.

– Nếu HĐLĐ cuối cùng bị tuyên vô hiệu (vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức trong thỏa ước lao động tập thể). Thì tiền lương tính trợ cấp sẽ do các bên thỏa thuận. Nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức lương theo thỏa ước lao động tập thể.

Theo nguồn Luật Việt Nam

Bài viết tham khảo:

Thuế TNCN cho các khoản trợ cấp sau thôi việc

 

 

Tags: Tợ cấp thôi việc

Báo chí viết về chúng tôi
Ứng dụng họp trực tuyến: Chuộng ‘ngoại’, bỏ quên ‘nội’
Ứng dụng họp trực tuyến: Chuộng 'ngoại', bỏ quên 'nội' (TBKTSG Online) - Khi nhu cầu...
Hệ thống văn bản pháp luật
Hướng dẫn Cài đặt Ứng dụng Vssid trên điện thoại cá nhân
Hướng dẫn Cài đặt Ứng dụng Vssid trên điện thoại cá nhân Để tiến đến...
Tin tức sự kiện từ Lạc Việt
Giải pháp toàn diện cho e-Learning
Giải pháp toàn diện cho e-Learning. Sự kiện dành cho DN quan tâm đến e-Learning...
Quản lý nhân sự
5 bước xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự
5 bước xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự bài bản cho năm 2021...
Biểu mẫu - Tài liệu
File Excel chuyển đổi lương Gross sang lương Net
File Excel chuyển đổi lương Gross sang lương Net Hiện nay, có hai hình thức...
Từ điển năng lực
Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Competency) – Từ điển năng lực
Từ điển năng lực mô tả Kỹ năng lãnh đạo -Leadership Competency Kỹ năng lãnh...
Bản mô tả công việc
Bản mô tả công việc Kế toán trưởng- JDs of Chief Accountant
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC DÀNH CHO KẾ TOÁN TRƯỞNG - JDs...

TRỤ SỞ CHÍNH HCM

23 Nguyễn Thị Huỳnh Phường 8, Q. Phú Nhuận.
Tel: (+84.28) 3842.3333
Fax: (+84.28) 3842.2370
Email: surehcs@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Tầng 8 – Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
Tel: (+84.28) 3512.1846
Fax: (+84.28) 3512.1848
Email: hanoi@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

36 Hàm Nghi, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
Tel: (+84.236) 365.3848
Fax: (+84.236) 365.2567
Email: danang@lacviet.com.vn

Follow us on:
  • Facebook
  • YouTube
  • LinkedIn
Bản quyền © 2018 Công Ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt