TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC MÔ TẢ “KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG & LINH HOẠT – ADAPTABILITY AND FLEXIBILITY”
Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh & biến động, đi kèm là sự thay đổi công nghệ với tốc độ nhanh chưa từng có, khả năng thích ứng và linh hoạt luôn là yếu tố mà mỗi Tổ chức/Doanh nghiệp cần tìm kiếm. Người có kỹ năng này chính là nhân tố với động lực và đam mê mạnh mẽ, sẵn sàng thay đổi và chấp nhận thử thách để từ đó, chính họ sẽ tạo ra các giá trị vượt trội cho cá nhân và cho tổ chức/doanh nghiệp bởi khả năng thích ứng và tạo ra những thay đổi mạnh mẽ. Với những người có kỹ năng này cao, họ không bao giờ nói “KHÔNG” mà luôn tìm cách vượt qua mọi rào cản bằng tư duy tích cực, có sáng kiến và làm đầu tàu “vượt sóng” với các các thách thức mới.
>>> Xem thêm: Kỹ năng Quản lý stress (Stress Management Skill)
Ngày nay, năng lực này cần thiết để đáp ứng lại những nhu cầu khác nhau và thay đổi liên tục và để hoàn thành các loại công việc hiện tại và trong tương lai. Vậy biểu hiện hành vi chi tiết của năng lực này là gì?. Làm thế nào để bạn có thể tìm thấy những nhân viên có kỹ năng này xuất sắc để từ đó đem lại giá trị năng suất vượt trội cho tổ chức/doanh nghiệp của bạn?
I. Từ điển năng lực của “Khả năng thích ứng và linh hoạt-Adaptability and Flexibility”
KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG & LINH HOẠT- ADAPTABILITY AND FLEXIBILITY | |||
Định nghĩa | Nhóm từ điển | ||
Khả năng thích ứng & linh hoạt là khả năng phù hợp với công việc trong nhiều môi trường khác nhau, đồng nghiệp khác nhau, và nhóm khác nhau. Nó là khả năng suy nghĩ độc lập, không bị bối rối hay dừng lại vì những tác động không mong muốn. | Tùy theo khung năng lực tại Doanh nghiệp mà Phòng Nhân sự khi xây dựng ghi nhận Năng lực làm việc Nhóm này vào Nhóm năng lực:
| ||
Mức 1Chấp nhận nhu cầu linh hoạt | Mức 2Áp dụng các quy trình một cách linh hoạt | Mức 3Linh hoạt chọn chiến thuật/cách tiếp cận | Mức 4Tạo ra sự cách tân mangtính tổ chức |
|
|
|
|
Dấu hiệu cảnh báo | Dấu hiệu tích cực | ||
|
|
II. Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp bạn đánh giá khả năng thích ứng và linh hoạt
1.Mô tả tình huống mà bạn được giao nhiệm vụ mới mà chưa hề có kinh nghiệm trước đó. Bạn đã thích nghi với tình huống này như thế nào để bất đầu công việc đó nhanh nhất? Kết quả công việc của ba tháng đầu tiên bạn được đánh giá như thế nào? Theo bạn thách thức lớn nhất khi trải qua giai đoạn đó là gì?
2. Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian bạn phải học cách sử dụng một hệ thống hoặc phần mềm mới tại nơi làm việc. Bạn đã tiếp cận điều này như thế nào?. Mất bao lâu để bạn hiểu và áp dụng chính thức hệ thống đó trong công việc?
3.Làm cách nào để bạn thích nghi với những tình huống thay đổi mà bạn không thể kiểm soát được? Theo bạn bài học lớn nhất mà bạn rút ra được là nên làm gì khi ban gặp những bất thường trong công việc?
4.Công ty của bạn thay đổi phương thức Quản lý hiệu quả công việc và đánh giá công việc thay vì chỉ quản lý thời gian làm việc đi trễ về sớm như trước kia. Tuy nhiên nhưng đồng nghiệp của bạn không sẵn sàng học hỏi điều đó và có biểu hiện chống đối. Trong khi việc đó là giúp cải thiện hiệu suất của nhóm. Bạn sẽ thuyết phục họ như thế nào để thích ứng với thay đổi đó?
>>Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp bạn đánh giá lực (P1)
>>> Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp bạn đánh giá lực (P2)
5. Bạn đã làm việc cho dự án của khách hàng được một thời gian. Khi người quản lý của bạn thông báo với bạn rằng các yêu cầu của dự án đã thay đổi đột ngột. Tuy nhiên yêu cầu thời gian chuyển giao Sản phẩm/Dịch vụ không thay đổi. Bạn sẽ làm gì?
6.Hãy cho tôi biết bạn sẽ điều chỉnh lại lịch trình của mình như thế nào khi người quản lý yêu cầu bạn chuẩn bị báo cáo trong vòng một ngày? Làm cách nào để bạn đảm bảo rằng các nhiệm vụ thường xuyên của bạn không bị chậm lại so với kế hoạch?
7.Mô tả thời điểm bạn phải điều chỉnh phong cách làm việc của đồng nghiệp để hoàn thành dự án hoặc đạt được mục tiêu của mình. Bạn đã tiếp cận tình huống như thế nào? Thái độ của bạn cần thay đổi là gì?
8.Mô tả một tình huống khó khăn mà bạn đã trải qua trong cuộc sống cá nhân và nó ảnh hưởng như thế nào đến bạn trong công việc.
9.Lần cuối cùng bạn phải học một kỹ năng mới trong công việc là khi nào? Đó là kỹ năng gì?
10. Nếu đồng nghiệp của bạn có thái độ “đây là cách chúng tôi làm” để học một điều gì đó mới, bạn sẽ cố gắng thuyết phục họ theo một phương pháp làm việc khác, hiệu quả hơn như thế nào?
11. Bạn hãy mô tả tình huống khó khăn nhất mà bạn phải đối mặt trong công việc gần đây nhất và cách bạn đã vượt qua nó như thế nào? Kết quả ra sao và mất bao lâu?
Bài viết liên quan
- Từ điển năng lực làm việc nhóm – Teamwork Competency
- Từ điển năng lực Định hướng Phục vụ khách hàng – Customer Focus
- Các kỹ năng cần có để bạn có thể thăng tiến trong sự nghiệp
- 4 bộ câu hỏi test IQ dành cho tuyển dụng
- Bộ câu hỏi phỏng vấn – 40 câu dành cho quản lý
- Bộ 50 câu hỏi kỹ năng giao tiếp có đáp án
- Bộ câu hỏi phỏng vấn 40 Câu hỏi phỏng vấn dành cho cấp quản lý
- Bộ câu hỏi phỏng vấn-12 câu bằng tiếng anh
Về chúng tôi/About us:
Lạc Việt luôn tự hào là đơn vị phát triển phần mềm Việt
Quản lý năng lực là cốt lõi trong Hệ thống Quản trị Nhân tài. Việc xây dựng Khung năng lực tại mỗi Tổ chức/Doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều công sức và cải tiến liên tục trong quá trình áp dụng. Bên cạnh đó, việc trang bị phần mềm sẽ giúp cho DN quản lý năng lực được kịp thời-chính xác. Đánh giá đúng năng lực hành vi là điều rất cần thiết. Hệ thống phần mềm Đánh giá Năng Lực là một phần thuộc hệ thống Phần mềm Nhân sự Lạc Việc đã và đang được triển khai thành công đến nhiều Tổ chức/Doanh nghiệp.
Quản lý năng lực là cốt lõi của Hệ thống Quản lý Nhân tài. Xây dựng Khung năng lực giúp tiết kiệm thời gian và ngân sách của mỗi Tổ chức / Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cần cải thiện liên tục khung năng lực của mình trong quá trình thực hiện. Vì vậy, một phần mềm có thể giúp họ tiết kiệm thời gian, quản lý & đánh giá hành vi chính xác & đúng thời điểm là điều cần thiết. Tại LacViet, phần mềm Quản lý Năng lực là một phần của Hệ thống Nhân sự (phần mềm LV sureHCS) và đã triển khai thành công cho nhiều Tổ chức / Doanh nghiệp