MẸO VIẾT CV HAY DANHFH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC, NGƯỜI MỚI RA TRƯỜNG
Nếu bạn là một sinh viên đại học muốn tìm việc làm thêm hay cơ hội thực tập hoặc bạn là người mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, CV của bạn phải được viết theo cách riêng để thu hút nhà tuyển dụng. Tham khảo một số mẹo viết CV cho sinh viên đại học, người mới ra trường sau đây sẽ giúp bạn tiếp cận nhà tuyển dụng hiệu quả hơn.
Thị trường lao động hiện nay rất cạnh tranh. Mỗi thời điểm có vô số những sinh viên hoặc người mới ra trường như bạn tìm kiếm cơ hội việc làm. Vậy nhà tuyển dụng căn cứ vào đâu để chọn lọc CV khi mà nhiều ứng viên có nền tảng, kinh nghiệm tương tự như nhau? Là một ứng viên tìm việc chưa có kinh nghiệm, bạn phải nhớ rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà tuyển dụng ngoài bằng cấp đại học. Không chỉ nội dung mà định dạng CV cũng rất quan trọng.
- Những gì cần có trong CV của sinh viên đại học, người mới ra trường
Ngoài thông tin về tổng điểm hoặc bằng tốt nghiệp, CV của bạn cần phải đa dạng và hấp dẫn hơn. Cách tốt nhất là trước đó bạn tham gia nhiều chương trình tình nguyện, thực tập, làm việc trong các dự án đại học, tham gia câu lạc bộ, v.v. Sau đó, bạn sẽ có trải nghiệm để ghi vào CV. Những thông tin này không chỉ giúp CV của bạn nổi bật trong đám đông mà đồng thời còn cung cấp cho bạn cơ hội khám phá nhiều sự lựa chọn và con đường sự nghiệp cho tương lai.
- Mẹo viết CV thu hút nhà tuyển dụng cho sinh viên đại học, người mới ra trường
Là một sinh viên đại học, người mới ra trường thì bạn cần biết và áp dụng một số mẹo hữu ích để điều chỉnh CV xin việc phù hợp, khiến CV của bạn thực sự tỏa sáng. Chìa khóa để thành công là trình bày đúng kinh nghiệm của bạn nhưng kinh nghiệm đó phải đủ để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và giúp bạn được mời phỏng vấn. Trên trang web tuyển dụng, tìm việc làm GoodCV hiện nay cập nhật đa dạng các mẫu CV theo ngành nghề kèm theo hướng dẫn viết chi tiết, bạn chỉ cần lưu ý và làm theo các mẹo là sẽ biết cách tạo cho mình một bản CV ấn tượng.
2.1. Chú ý tối đa đến từng chi tiết trong CV
Trong một thị trường việc làm cạnh tranh, tính chính xác và chi tiết có thể là tiêu chí được dùng để phân biệt chất lượng ứng viên. Nếu có lỗi chính tả, lỗi định dạng hoặc lỗi ngữ pháp trong CV của bạn, nhà tuyển dụng có thể hiểu đây là một dấu hiệu cho thấy thói quen làm việc không cẩn thận của bạn và cân nhắc loại CV của bạn.
Hãy đảm bảo định dạng CV phù hợp và văn bản được căn chỉnh theo tiêu chuẩn. Dù chưa có kinh nghiệm đi làm thì bạn cũng phải dành thời gian để điều chỉnh phông chữ, màu sắc, đảm bảo CV không có lỗi ngữ pháp hay lỗi chính tả.
Để cẩn thận hơn, bạn nên gửi CV cho bạn bè hoặc người thân và nhờ họ đóng góp ý kiến. Có thể bạn luôn là một sinh viên tài năng nhưng dù như vậy, hãy khiến bản thân trở nên đặc biệt hơn từ việc chuẩn bị CV xin việc.
2.2. Giải quyết vấn đề và kể một câu chuyện trong CV xin việc
Khi tìm kiếm ứng viên và chấp nhận những người chưa có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng muốn thuê những người trẻ có thể chứng minh rằng bản thân là người giải quyết vấn đề. Khi tạo CV, hãy thể hiện tốt nhất bản thân bạn dưới hình thức một câu chuyện cho thấy quá trình bạn học hỏi và áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế (dù chỉ là thực tập). Bạn đừng quên chỉ ra cách bạn đã thực hiện các nhiệm vụ.
- Chú ý nhấn mạnh thành tích trong CV xin việc
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để thực hiện những mẹo trên trong CV của mình thì chiến lược tuyệt vời là kết hợp một bản tóm tắt CV trước khi đi sâu vào trình bày trong nội dung CV cũng như thư xin việc. Trong phần tóm tắt, hãy thể hiện những thành tựu lớn nhất của mình ở trường đại học – như một tình nguyện viên cộng đồng hoặc thực tập.
Cơ hội thứ hai để nhấn mạnh thành tích của bạn trong CV là trong phần Kinh nghiệm làm việc của bạn. Sử dụng một đoạn tường thuật ngắn gọn để mô tả các trách nhiệm bạn nắm giữ trong kinh nghiệm làm việc của bạn trong một vài gạch đầu dòng cũng là một tùy chọn khả quan.
Không giống như những người đã đi làm vài năm, sinh viên đại học và người mới ra trường không có ưu thế về kinh nghiệm làm việc. Mặc dù vậy, thứ bạn có là tuổi trẻ, khả năng thích nghi nhanh, sẵn sàng học hỏi và đương đầu với thử thách để tiến bộ. Bạn cần thể hiện được những yếu tố này vào trong CV để thu hút nhà tuyển dụng và vượt qua các vòng tuyển chọn.
Theo nguồn goodcv
Bài viết liên quan:
- Làm sao để liệt kê công việc tạm thời vào CV?
- Cách đưa nội dung các hoạt động ngoại khóa vào CV xin việc
- Người nhảy việc nên điều chỉnh CV như thế nào?