Skip to content
Menu
  • GIẢI PHÁP
    GIẢI PHÁP>
    • GIẢI PHÁP
    • TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
      TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ PHÚC LỢI
      QUẢN LÝ PHÚC LỢI
    • QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
      QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
      QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
    • CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
      CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
    • PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
      PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
  • DỊCH VỤ
    DỊCH VỤ>
    • DỊCH VỤ
    • TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
      TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
    • CHO THUÊ PHẦN MỀM
      CHO THUÊ PHẦN MỀM
    • TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
      TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
    • DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
      DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
    • CHO THUÊ NGUỒN LỰC
      CHO THUÊ NGUỒN LỰC
    • TRIỂN KHAI IBM KENEXA
      TRIỂN KHAI IBM KENEXA
  • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC>
    • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    • BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
      BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
      VĂN BẢN PHÁP LUẬT
    • TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
      TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
    • QUẢN LÝ NHÂN SỰ
      QUẢN LÝ NHÂN SỰ
    • BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
      BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
    • TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
      TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
    • BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
      BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
  • KHÁCH HÀNG
    KHÁCH HÀNG
  • VỀ CHÚNG TÔI
    VỀ CHÚNG TÔI
  • Call
 

Contact SureHCS

 
Đường dây nóng: (+84.28) 3844 4929
Email: surehcs@lacviet.com.vn
Close
Close

Bạn cần

  • Đăng kí dùng thử
  • Yêu cầu Demo
  • Downloads
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp

Những công việc mà Doanh nghiệp cần lưu ý trong lĩnh vực lao động

 

Từ khi mới bắt đầu thành lập đến khi đi vào hoạt động ổn định, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều công việc dưới sự điều chỉnh của pháp luật.  Trong đó quản lý về lao động là một trong những công việc quan trọng đối với doanh nghiệp. Dưới đây, SureHCS gửi đến quý thành viên nhưng công việc doanh nghiệp cần lưu ý trong lĩnh vực lao động.

Đối với Doanh nghiệp mới thành lập

1.Khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

2. Lập và sử dụng sổ quản lý lao động

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải lập Sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

3. Xây dựng và thông báo thang lương, bảng lương

Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

4. Xây dựng và thông báo định mức lao động

Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng định mức lao động để làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương và chi trả lương cho người lao động.

5. Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động

Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản.

6. Xây dựng và ban hành Quy chế dân chủ cơ sở

Doanh nghiệp phải xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như của doanh nghiệp.

7. Xây dựng và thông báo Thỏa ước lao động của doanh nghiệp.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết thỏa ước lao động tập thể, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo về nội dung thỏa ước của mình với Sở Lao động- Thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

8. Thành lập công đoàn trong công ty.

Khi có ý nguyện thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp thì người lao động sẽ phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp.

 

Đối với Doanh nghiệp đang hoạt động

1.Báo cáo tình hình thay đổi về lao động

Định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tình hình thay đổi về lao đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi mình đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng đại diện.

2.Tham gia và đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Người làm việc theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động xác định thời hạn,Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng phải tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Đăng ký điều chỉnh đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Khi có sự thay đổi thông tin đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản và tiến hành đăng ký điều chỉnh với cơ quan Bảo hiểm xã hội.

4. Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Định kỳ mỗi 03 tháng, người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc với những người lao động.

5. Thực hiện thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động và thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định

6. Xây dựng quy chế khen thưởng

7. Trích nộp kinh phí công đoàn trong Công ty

Hàng tháng, khi doanh nghiệp đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì cũng phải đóng kinh phí Công đoàn. Đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp đã có hay chưa có tổ chức Công đoàn.

8. Báo cáo tình hình tai nạn lao động và công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ

Định kỳ 06 tháng và hàng năm, doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

9. Khai báo tai nạn lao động khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động

Khi doanh nghiệp xảy ra sự cố, tai nạn lao động gây chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người trở lên,..doanh nghiệp phải ngay lập tức khai báo với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động, sự cố hoặc khai báo với Công an huyện trong trường hợp có gây chết người.

10. Theo dõi, quản lý, khai báo sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Trong khoảng thời hạn 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng, doanh nghiệp phải thực hiện khai báo về việc sử dụng các loại máy, thiết bị và vật tư với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

11. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và thông báo cho người lao động về kết quả khám sức khỏe của họ đồng thời lưu trữ các hồ sơ đó đầy đủ để xuất trình khi được yêu cầu từ phía cơ quan có thẩm quyền.

 

Theo: khoinghiep.thuvienphapluat.vn

Tags: doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp mới thành lập, lĩnh vực lao động, quản lý lao động, sử dụng lao động

GIẢI PHÁP THUÊ

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Chuyển đổi số trong công tác Quản trị nguồn nhân lực trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ…

Giải pháp
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐÀO TẠO - HỆ THỐNG ELEARNING Trong tổng thể hệ thống phần mềm quản lý nhân...
PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC
HỆ THỐNG PHÂN TÍCH CHỈ SỐ NGUỒN NHÂN LỰC Hệ thống phân tích nguồn nhân lực (sureHCS for People Insight)...
ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN – HOẠCH ĐỊNH NHÂN TÀI
PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN - HOẠCH ĐỊNH NHÂN TÀI Theo nghiên cứu, doanh nghiệp thiếu hệ thống đánh...
QUẢN LÝ TUYỂN DỤNG – THU HÚT NHÂN TÀI
PHẦN MỀM QUẢN LÝ TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI Làm thế nào để xây dựng thương hiệu tuyển dụng? Làm thế...
QUẢN LÝ HỒ SƠ – PHÚC LỢI
QUẢN LÝ HỒ SƠ - CHẤM CÔNG TÍNH LƯƠNG & CHI TRẢ PHÚC LỢI Hệ thống Quản lý Hồ sơ...
DỊCH VỤ NHÂN SỰ
DỊCH VỤ NHÂN SỰ - CỔNG THÔNG TIN DÀNH CHO NHÂN VIÊN Mô hình quản trị Nguồn nhân lực đã...

TRỤ SỞ CHÍNH HCM

23 Nguyễn Thị Huỳnh Phường 8, Q. Phú Nhuận.
Tel: (+84.28) 3842.3333
Fax: (+84.28) 3842.2370
Email: surehcs@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Tầng 8 – Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
Tel: (+84.28) 3512.1846
Fax: (+84.28) 3512.1848
Email: hanoi@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

36 Hàm Nghi, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
Tel: (+84.236) 365.3848
Fax: (+84.236) 365.2567
Email: danang@lacviet.com.vn

Follow us on:
  • Facebook
  • Twitter
  • YouTube
  • LinkedIn
  • Pinterest
Bản quyền © 2018 Công Ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt