SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRỢ CẤP THÔI VIỆC VÀ TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
Các khoản tiền mà người lao động (NLĐ) hay quan tâm khi nghỉ việc thường là trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lao động thường hay nhầm lẫn giữa 2 loại trợ cấp này với nhau.
NLĐ cần phân biệt giữa rõ trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp để không bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình. Bài viết sau sẽ giúp NLĐ làm rõ một số nội dung trên.
1. Phân biệt giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp?
Cơ sở | Trợ cấp thôi việc (TCTV) | Trợ cấp thất nghiệp (TCTN) |
Căn cứ pháp lý | Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP | Chương 6 Luật Việc làm 2013 |
Đối tượng chi trả | Người sử dụng lao động (NSDLĐ) | Cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) |
Điều kiện hưởng | – NLĐ làm làm việc thường xuyên cho NSDLĐ từ đủ 12 tháng trở lên. – Chấm dứt hợp đồng do: + Hết hạn; + Đã hoàn thành công việc; + Các bên thỏa thuận chấm dứt; + NLĐ bị kết án tù không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng; + NLĐ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất tích; + NSDLĐ ngưng hoạt động hoặc không có người đại diện hợp pháp…; + Đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp. (Trừ trường hợp: NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu; NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng) | – Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc; trừ trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; hưởng lương hưu; hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. – Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp(BHTN) từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ. – Đã nộp hồ sơ hưởng TCTN tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng được tính từ ngày chấm dứt HĐLĐ. – Chưa tìm được việc làm sau 15 kể từ ngày nộp hồ sơ. Trừ một số trường hợp như: thực hiện nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ công an; bị tạm giam; chết… |
Thời gian tính hưởng trợ cấp | – Thời gian tính trợ cấp = Tổng thời gian làm việc thực tế – Thời gian tham gia BHTN – Thời gian làm việc đã được chi trả TCTV, trợ cấp mất việc làm – Thời gian tính theo năm (đủ 12 tháng) và được làm tròn như sau: + Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; + Trên 06 tháng tính bằng 01 năm. | Tính theo thời gian đóng BHTN: + Đóng đủ từ 12 – 36 tháng được hưởng 03 tháng trợ cấp + Cứ thêm đủ 12 tháng sẽ được thêm 01 tháng + Tối đa 12 tháng |
Tiền lương tính trợ cấp | Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo HĐLĐ trước khi NLĐ nghỉ việc | Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp |
Mức hưởng | Mức hưởng = ½ x Thời gian tính hưởng trợ cấp x Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo HĐLĐ trước khi nghỉ việc | Mức hưởng/tháng = 60% x Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp |
Giới hạn mức hưởng | Không giới hạn | – Tối đa 05 lần mức lương cơ sở/tháng: NLĐ theo chế độ tiền lương của Nhà nước – Tối đa 05 lần mức lương tối thiểu vùng/tháng: NLĐ theo chế độ tiền lương của DN. |
2. NLĐ có được nhận cùng lúc cả trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc không?
Xem thêm: Cách tính trợ cấp thôi việc từ 2021 theo nghị định 145
Theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, thì thời gian làm việc để tính TCTV cho NLĐ được hiểu như sau:
Thời gian tính TCTV = Thời gian làm việc thực tế – Thời gian tham gia BHTN- Thời gian đã được chi trả TCTV hoặc trợ cấp mất việc làm
Có thể hiểu là người đã tham gia BHTN thì sẽ không được hưởng TCTV nữa. Việc tham gia BHTN là yêu cầu bắt buộc đối với cả NLĐ và NSDLĐ khi ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên và được áp dụng từ ngày 01/01/2009.
Mặt khác, trong một vài trường hợp NLĐ sẽ có những khoảng thời gian không phải đóng BHTN như:
+ Thử việc;
+ Nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
+ Nghỉ theo chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
+ Nghỉ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Theo nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145: thời gian thử việc, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau hay thời gian nghỉ thai sản thì vẫn được tính vào tổng thời gian làm thực tế để tính hưởng TCTV.
Nên NLĐ nghỉ việc vẫn có thể được nhận cả TCTV và TCTN nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đi làm trước ngày 01/01/2009;
– Có thời gian thử việc;
– Có thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng;
– Có thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Theo Luật Việt Nam
Bạn có thể liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng sureHCS để đăng ký email nhận các thông tin mới hàng tuần hoặc liên hệ chúng tôi qua Hotline: 0901.555.063 để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo: