Skip to content
Menu
  • GIẢI PHÁP
    GIẢI PHÁP>
    • GIẢI PHÁP
    • TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
      TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ PHÚC LỢI
      QUẢN LÝ PHÚC LỢI
    • QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
      QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
      QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
    • CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
      CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
    • PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
      PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
  • DỊCH VỤ
    DỊCH VỤ>
    • DỊCH VỤ
    • TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
      TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
    • CHO THUÊ PHẦN MỀM
      CHO THUÊ PHẦN MỀM
    • TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
      TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
    • DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
      DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
    • CHO THUÊ NGUỒN LỰC
      CHO THUÊ NGUỒN LỰC
    • TRIỂN KHAI IBM KENEXA
      TRIỂN KHAI IBM KENEXA
  • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC>
    • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    • BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
      BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
      VĂN BẢN PHÁP LUẬT
    • TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
      TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
    • QUẢN LÝ NHÂN SỰ
      QUẢN LÝ NHÂN SỰ
    • BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
      BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
    • TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
      TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
    • BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
      BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
  • KHÁCH HÀNG
    KHÁCH HÀNG
  • VỀ CHÚNG TÔI
    VỀ CHÚNG TÔI
  • Call
 

Contact SureHCS

 
Đường dây nóng: (+84.28) 3844 4929
Email: surehcs@lacviet.com.vn
Close
Close

Bạn cần

  • Đăng kí dùng thử
  • Yêu cầu Demo
  • Downloads
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp

Thắc mắc về tiền lương của chủ DNTN, công ty TNHH MTV?

Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN), chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) (do một cá nhân làm chủ) có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)? Có phải tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không? Có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH)?

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Tiết d, Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

“Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

…

d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”

Ngoài ra, tham khảo thêm Công văn 727/TCT-CS ngày 03/03/2015 của Tổng cục thuế:

“Căn cứ đặc thù của Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì khoản chi tiền lương, tiền công của chủ Doanh nghiệp tư nhân, chủ Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh) đều thuộc khoán chi phí quy định tại tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên.”

Như vậy:

Tiền lương, tiền công của chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh) sẽ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

2. Thuế thu nhập cá nhân

Theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì:

“ Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

…

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động”

Theo quy định nêu trên, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động là thu nhập chịu thuế TNCN. Vấn đề đặt ra là chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) có phải là người lao động không?. Thu nhập mà doanh nghiệp trả cho họ có phải là thu nhập từ tiền lương, tiền công không?

Trường hợp 1: Chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) là người lao động.

Theo quy định tại Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 thì chủ DNTN phải là người đại diện theo pháp luật của công ty, do đó chủ DNTN không được xem là người lao động.

Điều 185. Quản lý doanh nghiệp

…

4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) không phải là người đại diện theo pháp luật hay giám đốc mà ký hợp đồng lao động làm việc tại công ty và nhận lương đối với công việc đó thì họ là người lao động.

Khi đó, khoản thu nhập tương ứng với công việc quy định trong hợp đồng lao động mà chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) nhận được là khoản tiền lương, tiền công và chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Ví dụ: A là chủ công ty TNHH MTV ABC, B (vợ của A) là người đại diện theo pháp luật của công ty. A ký hợp đồng lao động với công ty ABC (B đại diện công ty ký HĐLĐ) với chức vụ nhân viên kỹ thuật. Khi đó, khoản tiền lương cam kết trong HĐLĐ của A là tiền lương, tiền công và phải chịu thuế TNCN.

Trường hợp 2: Chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) không phải là người lao động.

Trường hợp chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) là người đại diện theo pháp luật và có thể đồng thời là giám đốc công ty thì họ không phải là người lao động.

Vì vậy, khoản tiền của chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) nhận được do chính bản thân chi trả không phải là thu nhập từ tiền lương, tiền công và không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Theo hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC  được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì:

“c) Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.”

Theo quy định nêu trên thì khoản thu nhập mà chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) nhận được sau khi nộp thuế TNDN theo quy định là khoản thu nhập từ đầu tư vốn.

Chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đối với các khoản thu nhập khác không liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp tư nhân như: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ thừa kế, quà tặng…

3. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

…

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”

Trường hợp 1: Chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) là người lao động.

Theo như phân tích tại trường hợp 1 mục 2 nêu trên; trường hợp chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) không phải là người đại diện theo pháp luật hay giám đốc mà ký hợp đồng lao động làm việc tại công ty và nhận lương đối với công việc đó thì trường hợp này họ là người lao động.

Nếu chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) đáp ứng điều kiện tại điểm a, b hoặc h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu trên thì họ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Trường hợp 2: Chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) không phải là người lao động.

Theo căn cứ tại trường hợp 2 mục 2 nêu trên; khoản tiền của chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) nhận được do chính bản thân chi trả không phải là thu nhập từ tiền lương; tiền công, vì vậy, chủ các doanh nghiệp này không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ Luật lao động 2012.

– Thông tư 96/2015/TT-BTC.

– Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

– Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Tham khảo các công văn:

– Công văn 727/TCT-CS năm 2015.

– Công văn 1404/TCT-TNCN năm 2017.

– Công văn 11971/BTC-TCT.

Theo nguồn TVPL

Tags: Chính sách phúc lợi, Lao động_Tiền lương, phần mềm quản lý nhân sự, Phần mềm quản trị nguồn lực, Thuế TNCN

GIẢI PHÁP THUÊ

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Chuyển đổi số trong công tác Quản trị nguồn nhân lực trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ…

Giải pháp
ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN – HOẠCH ĐỊNH NHÂN TÀI
PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN - HOẠCH ĐỊNH NHÂN TÀI Theo nghiên cứu, doanh nghiệp thiếu hệ thống đánh...
QUẢN LÝ TUYỂN DỤNG – THU HÚT NHÂN TÀI
PHẦN MỀM QUẢN LÝ TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI Làm thế nào để xây dựng thương hiệu tuyển dụng? Làm thế...
QUẢN LÝ HỒ SƠ – PHÚC LỢI
QUẢN LÝ HỒ SƠ - CHẤM CÔNG TÍNH LƯƠNG & CHI TRẢ PHÚC LỢI Hệ thống Quản lý Hồ sơ...
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐÀO TẠO - HỆ THỐNG ELEARNING Trong tổng thể hệ thống phần mềm quản lý nhân...
DỊCH VỤ NHÂN SỰ
DỊCH VỤ NHÂN SỰ - CỔNG THÔNG TIN DÀNH CHO NHÂN VIÊN Mô hình quản trị Nguồn nhân lực đã...
PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC
HỆ THỐNG PHÂN TÍCH CHỈ SỐ NGUỒN NHÂN LỰC Hệ thống phân tích nguồn nhân lực (sureHCS for People Insight)...

TRỤ SỞ CHÍNH HCM

23 Nguyễn Thị Huỳnh Phường 8, Q. Phú Nhuận.
Tel: (+84.28) 3842.3333
Fax: (+84.28) 3842.2370
Email: surehcs@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Tầng 8 – Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
Tel: (+84.28) 3512.1846
Fax: (+84.28) 3512.1848
Email: hanoi@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

36 Hàm Nghi, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
Tel: (+84.236) 365.3848
Fax: (+84.236) 365.2567
Email: danang@lacviet.com.vn

Follow us on:
  • Facebook
  • Twitter
  • YouTube
  • LinkedIn
  • Pinterest
Bản quyền © 2018 Công Ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt