Thủ tục đóng BHXH tự nguyện
Theo quy định tại khoản 4, Điều 2, Luật BHXH 2014, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nếu bạn muốn đóng BHXH tự nguyện, bạn phải không còn thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
Về mức đóng BHXH tự nguyện:
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Điều 87, Luật BHXH 2014: “Người lao động tham gia BHXH tự nguyện hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở”.
Theo đó, mức đóng hằng tháng sẽ là 22% mức thu nhập tháng do bạn lựa chọn để đóng và mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng); mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng), tương đương 29.800.000 đồng.Về quy định thủ tục đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
Theo Điều 24 Quyết định 595/QĐ- BHXH như sau:
1. Thành phần hồ sơ:
– Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Như vậy, để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, cần điền tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH theo mẫu TK1-TS và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
Và nếu chưa có sổ bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp sổ bảo hiểm cho bạn trong thời hạn quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;”.
Theo đó, sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ cấp sổ bảo hiểm trong thời hạn 07 ngày, nếu tham gia BHXH lần đầu