Xây dựng quy trình đánh giá nhân viên là một hoạt động không thể thiếu trong công tác quản trị nhân sự. Nhưng đôi khi nhiều doanh nghiệp lại bỏ quên hoặc lúng túng vì không biết bắt đầu từ đâu. Hoặc xây dựng quy trình đánh giá nhân viên như thế nào? Bài viết sau SureHCS sẽ giúp bạn có thêm thông tin và thuận lợi hơn trong quá trình xây dựng đánh giá nhân viên phát triển doanh nghiệp.
1. Vì sao cần xây dựng quy trình đánh giá nhân viên?
Nguồn lực là tài sản và là yếu tố vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Việc xây dựng quy trình đánh giá nhân viên bài bản sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính công bằng, minh bạch. Có những chế độ chi trả lương hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng và cổ vũ tinh thần làm việc của nhân viên.
Bên cạnh đó việc đánh giá nhân viên giúp công tác quản lý nhân sự hiệu quả bởi:
- Nhận diện được tình hình thực tế làm việc của từng cá nhân tại doanh nghiệp hiện nay như thế nào?
- Kiểm soát được hiệu quả và tiến độ hoàn thành công việc.
- Có cơ sở, căn cứ để thiết lập các kế hoạch kinh doanh, định hướng phát triển, cũng như phát triển nguồn lực.
- Có những căn cứ để xác định điều chỉnh hay thay đổi mục tiêu, kế hoạch nếu cần thiết.
2. Xây dựng quy trình đánh giá nhân viên gồm những bước nào?
Mỗi doanh nghiệp có thể có những tiêu chí hoặc đặc thù riêng để đánh giá. Tuy nhiên để xây dựng quy trình đánh giá nhân viên chuyên nghiệp thì cần có những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Xây dựng bảng mẫu đánh giá nhân viên
Để có thể đánh giá công bằng và khách quan về hiệu quả làm việc của một nhân viên. Người quản lý cần xây dựng cho mình một mẫu đánh giá nhân viên tiêu chuẩn. Và mẫu đánh giá này cần quy định rõ ràng, cụ thể các tiêu chí. Việc xác định rõ các chỉ số đánh giá sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức khi lập bảng mẫu. Và dựa vào đó nhà quản lý có thể nhìn thấy rõ ràng kết quả thông qua các dữ liệu thống kê.
Bước 2: Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực
Thường một số tiêu chí hay được nhà quản trị đưa vào mẫu đánh giá nhân viên như: kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn, khối lượng – chất lượng công việc, thái độ và hành vi….
Với các vị trí là cấp quản lý thì ngoài những tiêu chí trên, thì khả năng thực hiện công việc, kỹ năng lãnh đạo, tư duy, định hướng, giải quyết vấn đề là những tiêu chí cần đánh giá thêm.
Tùy vào doanh nghiệp có thể xây dựng riêng một mẫu đánh giá đội ngũ quản lý hoặc có thể thêm một phần đánh giá cho cấp quản lý trong mẫu đánh giá chuẩn.
Bước 3: Tổ chức các hoạt động đánh giá
Là một nhà lãnh đạo bạn cần có những cái nhìn toàn diện về điểm mạnh và yếu của một nhân viên. Dựa vào đó mà có những nhận xét, đánh giá và giao việc phù hợp với năng lực của họ. Điều này sẽ làm nhân viên của bạn tránh được cảm giác bị chèn ép, xúc phạm hoặc đề cao quá đà.
Bên cạnh việc đánh giá thì đề xuất định hướng giải quyết cải thiện vấn đề là việc nhà quản lý cần thực hiện. Điều này giúp nhân viên xác định được điều mà bạn mong muốn thay đổi và hỗ trợ họ như thế nào.
Bước 4: Xây dựng các chính sách và chế độ khen thưởng, phạt
Tuy rằng quy trình đánh giá nhân viên là để cải thiện những hoạt động kém hiệu quả. Nhưng sẽ còn tồn tại một phần nào đó những nhân viên không cải thiện. Do đó, doanh nghiệp cần có các chính sách thưởng phạt rõ ràng. Chẳng hạn như: cảnh cáo, đình chỉ, kiểm điểm….đối với nhân viên không đạt KPI hoặc thưởng nếu năng suất có biểu hiện đi lên hoàn thành tốt KPI.
Bước 5: Nghiệm thu và định hướng phát triển
Khi đã xây dựng quy trình đánh giá nhân viên cần nghiệm thu kết quả các hoạt động. Thông qua đó nhà quản trị sẽ có những cái nhìn toàn diện có những đánh giá và định hướng phát triển sao cho phù hợp với doanh nghiệp.
3. Một vài lưu ý khi đánh giá nhân viên
Để xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả thì doanh nghiệp nên lưu ý:
- Việc ghi nhận, đánh giá các thành viên xuất sắc sẽ tạo động lực và thúc đẩy giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp
- Việc đánh giá nên được tiến hành nhất quán và khách quan.
- Một quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả cần có các chỉ số đánh giá rõ ràng, mẫu đánh giá chuẩn, quy trình và cách thức nghiệm thu cụ thể.
Kết luận
Việc xây dựng quy trình đánh giá nhân viên phù hợp giúp nhà quản trị và nhân viên hiểu rõ, đánh giá được tình hình công việc thực tế có đạt hiệu quả hay không. Không hề tạo áp lực lên nhân viên mà còn mở ra khả năng giúp họ chủ động và làm việc hiệu quả hơn.