Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Created with Fabric.js 3.6.3
Tư vấn phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện

Lạc Việt sureHCS là “cánh tay phải đắc lực” của hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 1995.

Hotline: 0901 55 50 63

Employee Experience: Trải nghiệm nhân viên

Employee Experience

Đã bao giờ bạn tự hỏi: Đâu là sự khác biệt giữa một công việc tồi tệ và một công việc đáng mơ ước hay chưa? Câu trả lời nằm ở yếu tố Employee Experience (hay còn gọi là trải nghiệm nhân viên).

Ở vị trí là nhà tuyển dụng, doanh nghiệp (DN) cần phải đảm bảo rằng nhân viên của mình thực sự muốn làm việc và cống hiến một cách tự nguyện. Nếu không, công việc sẽ mãi chỉ đóng khung trong hai từ “nghĩa vụ” và trải nghiệm nhân viên gần như là điều không tồn tại trong DN.

Những DN đầu tư vào trải nghiệm nhân viên sẽ ưu tiên làm những gì có thể để đáp ứng nhu cầu thực tế liên quan đến tinh thần và thể chất của những cá nhân đang đồng hành cùng tổ chức. Một phân tích gần đây cho thấy các công ty đầu tư vào trải nghiệm nhân viên được hưởng lợi nhuận cao hơn 4 lần. Doanh thu cao gấp đôi và tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn 40% so với các công ty khác.

Bài viết sau của SureHCS sẽ giúp DN định nghĩa cũng như xác định những yếu tố cấu thành của trải nghiệm nhân viên. Để có thể triển khai những thay đổi cần thiết cho DN của mình.

1. Employee Experience là gì? 

Thuật ngữ Employee Experience đề cập đến mọi thứ mà một nhân viên có thể trải qua trong quá trình làm việc tại một DN. Đó là: quy định về trang phục; trợ cấp cho những kỳ nghỉ; môi trường làm việc cho đến những công cụ mà bạn cung cấp để họ thực hiện công việc . Tất cả đều là một phần của Employee Experience.

Thay vì đi sâu vào tìm hiểu từng khía cạnh cụ thể. Hãy bắt đầu tìm hiểu Employee Experience ở 3 nhóm yếu tố riêng biệt, chính là: văn hóa doanh nghiệp; công nghệ – trang thiết bị và cuối cùng là cơ sở vật chất.

2. 3 yếu tố cấu thành Employee Experience

2.1 Văn hóa doanh nghiệp

Bất kể Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn lớn mạnh hay vẫn còn đang trong quá trình xây dựng. Văn hóa DN của mỗi tổ chức luôn có những nét đặc trưng riêng; được định hình qua con người; các giá trị cốt lõi và hành vi hiện thực hóa những giá trị cốt lõi đó.

Trước tiên, một công ty có văn hóa DN tốt sẽ luôn coi trọng phúc lợi của nhân viên. Thông qua việc tạo ra sự an toàn về sức khỏe – tài chính; đánh giá cao vai trò của nhân viên; tưởng thưởng xứng đáng với năng lực và trao quyền để mỗi người được nêu lên suy nghĩ của mình.

Ngược lại, văn hóa công ty không tốt sẽ khiến nhân viên của bạn cảm thấy căng thẳng và làm việc quá sức. Nó sẽ kìm hãm sự sáng tạo và đảm bảo rằng chỉ những người năng nổ nhất mới có thể thành công với công việc kinh doanh của bạn.

Sau đây là những khía cạnh của văn hóa DN có thể ảnh hưởng đến Employee Experience:

  • Một công việc có ý nghĩa, bao gồm sự tin tưởng, quyền tự chủ và tưởng thưởng xứng đáng.
  • Sự hỗ trợ từ quản lý với mục tiêu rõ ràng, tầm nhìn chung và nhiều tiềm năng để phát triển cả năng lực cá nhân và sự nghiệp.
  • Môi trường làm việc tích cực, công bằng, toàn diện, đa dạng và linh hoạt.

2.2 Công nghệ & Trang thiết bị

Đối với một số vai trò như trong nhà máy, việc không cung cấp các trang thiết bị phù hợp có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên. Thậm chí ngay cả nhân viên văn phòng cũng cần được cung cấp những thiết bị công nghệ hiện đại. Nếu công việc của nhân viên phụ thuộc vào phần mềm chuyên dụng; cần kết nối internet nhanh chóng và đáng tin cậy; doanh nghiệp nên sẵn sàng mang đến những điều đó cho nhân viên của mình. Nếu không, bạn sẽ gây ra rất nhiều căng thẳng và thất vọng không cần thiết, đồng thời năng suất cũng bị ảnh hưởng.

Công nghệ là trọng tâm trong trải nghiệm nhân viên. Vì nó có thể xác định liệu họ có thể hoàn thành công việc với khả năng tốt nhất của họ hay không. Tuy nhiên, DN cũng cần biết rằng mối quan hệ giữa công nghệ và trải nghiệm nhân viên đôi khi còn vượt ra ngoài khả năng công việc.

2.3 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là những gì mà nhân viên của bạn có thể nhìn, cảm thấy, nghe, ngửi và chạm như một phần công việc của họ.

Đây có lẽ là nhóm yếu tố dễ khắc phục nhất trong trải nghiệm nhân viên. Bởi việc cập nhật những tiến bộ công nghệ là một thách thức và có thể mất nhiều năm để chuyển đổi văn hóa công ty. Nhưng để giải quyết cơ sở vật chất thì tương đối đơn giản. Chẳng hạn như, mọi người sẽ thích ánh sáng tự nhiên hơn là ánh sáng nhân tạo; một ít cây cối có thể làm cho nội thất xung quanh văn phòng mát mẻ và thoải mái hơn; ngay cả một lớp sơn mới; hoặc một ít tinh dầu dịu nhẹ cũng có thể tạo nên những khác biệt rất lớn. Nếu nhân viên của bạn phải dành cả ngày để ngồi trên bàn làm việc; hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp cho họ những chiếc ghế hỗ trợ thích hợp.

Bạn có thể sơn tường với màu xanh lam nhẹ nhàng. Nhưng nếu nhân viên của bạn thích màu xanh đất thì sao? Bạn có thể sẽ không bao giờ khiến mọi người nhất trí về nhiệt độ nơi làm việc. Do đó, điều quan trọng là bạn phải tham khảo ý kiến ​​của mọi người để xem thay đổi nào đối với cơ sở vật chất sẽ khiến trải nghiệm nhân viên trở nên tốt hơn.

Bạn có thể gặp khó khăn trong việc chuyển đổi không gian có sẵn bằng các tài nguyên hiện có. Nhưng với một số tư duy sáng tạo, ngay cả văn phòng nhỏ nhất cũng có thể được chuyển đổi với một ngân sách hạn chế.

Hãy tiếp tục làm việc với Employee Experience trong DN của bạn và bạn sẽ nhận ra rằng các thành viên đang trở nên tích cực hơn mỗi ngày khi đến nơi làm việc. Điều này có thể mang lại nhiều lợi ích cho DN hơn bạn có thể tưởng tượng. Đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ có thể mang tất cả những gì mình đã xây dựng biến thành tư liệu truyền thông cho Thương hiệu Nhà tuyển dụng; và thu hút nhân tài sẽ là cuộc chơi do bạn làm chủ.

Theo nguồn Talent Brand

Bài viết liên quan:

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn