Skip to content
Menu
  • GIẢI PHÁP
    GIẢI PHÁP>
    • GIẢI PHÁP
    • TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
      TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ PHÚC LỢI
      QUẢN LÝ PHÚC LỢI
    • QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
      QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
      QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
    • CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
      CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
    • PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
      PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
  • DỊCH VỤ
    DỊCH VỤ>
    • DỊCH VỤ
    • TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
      TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
    • CHO THUÊ PHẦN MỀM
      CHO THUÊ PHẦN MỀM
    • TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
      TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
    • DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
      DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
    • CHO THUÊ NGUỒN LỰC
      CHO THUÊ NGUỒN LỰC
    • TRIỂN KHAI IBM KENEXA
      TRIỂN KHAI IBM KENEXA
  • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC>
    • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    • BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
      BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
      VĂN BẢN PHÁP LUẬT
    • TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
      TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
    • QUẢN LÝ NHÂN SỰ
      QUẢN LÝ NHÂN SỰ
    • BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
      BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
    • TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
      TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC
    • BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
      BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
  • KHÁCH HÀNG
    KHÁCH HÀNG
  • VỀ CHÚNG TÔI
    VỀ CHÚNG TÔI
  • Call
 

Contact SureHCS

 
Đường dây nóng: (+84.28) 3844 4929
Email: surehcs@lacviet.com.vn
Close
Close

Bạn cần

  • Đăng kí dùng thử
  • Yêu cầu Demo
  • Downloads
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp

Thế hệ Gen Z sẽ là nhân tố đột phá nhưng có thể gây ra 7 rắc rối cho DN

Gen Z sẽ là nhân tố đột phá nhưng có thể gây ra 7 rắc rối cho doanh nghiệp

Thế hệ Gen Z (những bạn trẻ sinh từ 1998 đến 2010) mê khởi nghiệp, thích tự do, coi Internet là chân lý… có thể là những nhân tố đột phá cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ có thể trở thành những nhân tố gây rối nếu nhà tuyển dụng không biết tận dụng họ.

Gen Z hay còn gọi là thế hệ thiên kỷ. Ngoài ra có nhiều tên gọi khác cho thế hệ này như i-gen (từ lúc sinh ra đã có thể sở hữu một sản phẩm bắt đầu bằng chữ I như ipod, ipad, iphone…). Thế hệ đa màn hình (có thể vừa nghe nhạc, vừa chơi game, vừa mua đồ trực tuyến…). Hay thế hệ tắc kè hoa bởi sự đa sắc màu trong tính cách cũng như phương thức sống, học tập và làm việc.

Để giúp doanh nghiệp biến thách thức từ thế hệ gen Z thành cơ hội, Anphabe, công ty chuyên về giải pháp thương hiệu nhà tuyển dụng, đã tổng hợp các nghiên cứu thông qua khảo sát diện rộng và các buổi thảo luận chuyên sâu với gần 25.000 bạn trẻ gen Z trên toàn quốc từ 93 trường đại học trọng điểm.

Hôm nay, 7/5, Anphabe đã công bố 7 đặc điểm của gen Z trong báo cáo Top 50 thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất với sinh viên Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tham khảo để tìm ra giải pháp biến điểm yếu của gen Z thành điểm mạnh và tận dụng họ thành sức mạnh đột phá cho doanh nghiệp.

Gen Z sẽ là nhân tố đột phá nhưng có thể gây ra 7 rắc rối cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Bà Thanh Nguyễn – Giám đốc Điều hành và Truyền cảm hứng hạnh phúc Anphabe

1.Thứ nhất, thế hệ gen Z quá độc lập và tự tin vào quan điểm cá nhân và có thể khiến doanh nghiệp mất vai trò định hướng

Khác với các thế hệ trước, theo báo cáo của Anphabe, có tới 81% các bạn trẻ thế hệ gen Z tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì.

Xét về yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của gen Z thì họ căn cứ vào sở thích và năng lực cá nhân của mình. Thế hệ gen Z đặt nó cao hơn nhiều so với tác động từ yếu tố gia đình và xã hội (ví dụ như xu hướng chung, điều kiện kinh tế hay lời khuyên của bố mẹ, bạn bè).

Vai trò của nhà trường và nhà tuyển dụng trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp là rất thấp lần lượt là 27% và 25%. Mức độ ảnh hưởng thấp của doanh nghiệp đối với thế hệ Z và mong muốn tự làm chủ bản thân của gen này có thể khiến vai trò của doanh nghiệp mờ nhạt trong việc giúp họ định hướng nghề nghiệp.

2. Thứ hai, thế hệ gen Z mê khởi nghiệp, thích tự do

Cụ thể, gen Z mong muốn những lựa chọn nghề nghiệp vô cùng “mở” sau khi tốt nghiệp. Khảo sát cho thấy, 34% sinh viên gen Z sẵn sàng đầu quân cho các công ty start-up hoặc tự kinh doanh riêng. 8% các bạn cho rằng “chẳng cần đi làm công ty, làm freelance cũng tốt”. 14% thích làm việc tại các tổ chức phi lợi nhuận, thể hiện khuynh hướng rõ ràng của các ‘nhà hoạt động xã hội tương lai’.

Ngoài ra, khác với gen Y và gen X rất “mê” làm việc cho các công ty nước ngoài, các bạn trẻ Gen Z không ngần ngại chọn công ty nội địa. Việc giới trẻ không còn muốn bó mình trong các lựa chọn truyền thống đặt doanh nghiệp trước thách thức cạnh tranh khốc liệt khi nguồn cung nhân tài ngày càng giới hạn.

3. Thứ ba, ngành “hót” đã đổi ngôi

Theo khảo sát, quảng cáo, truyền thông và giải trí hiện đang chiếm “ngôi vương” trong những ngành hấp dẫn nhất với sinh viên tất cả ngành học. Kế đó là ngành ẩm thực – nghỉ dưỡng. Với hai thế hệ đi trước này, sinh viên rất thích thú với các ngành như IT, ngân hàng, xây dựng…

4.Thứ tư, với thế hệ Gen Z, Internet là chân lý, trong khi sự hiện diện online của các doanh nghiệp là rất hạn chế

Với đặc trưng của một công dân Internet, thế hệ gen Z được xem là “chuyên gia săn lùng sự thật”. Bởi vì “không biết thì hỏi Google, chưa rõ thì tra Youtube”. Khi lựa chọn công ty, gen Z sẽ tự tìm kiếm và đặt niềm tin gần như tuyệt đối vào thông tin trên mạng. Thế hế gen Z đặt sự tin tưởng vào sự đánh giá của cộng đồng trên mạng cao hơn rất nhiều so với tư vấn từ những người xunh quanh.

Nếu không hiện hữu và xây dựng được ‘quyền lực online’ thì khả năng tác động tới thế hệ Z của doanh nghiệp sẽ rất giới hạn.

5.Thứ năm, doanh nghiệp đầu tư nhiều nhưng “chỗ thừa, chỗ thiếu” và dù cố gắng nhưng vẫn chưa chạm vào nhu cầu khai phá nghề nghiệp của phần đông thế hệ gen Z

Trong khi 40% sinh viên từ năm đầu đã tích cực tham gia các hoạt động gặp gỡ nhà tuyển dụng và xây dựng trải nghiệm đi làm thì đánh giá của họ về các hoạt động của các công ty là rất hạn chế. Cụ thể: Sinh viên nhóm ngành y dược, kiến trúc – thiết kế – xây dựng đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp rất thiếu và yếu. Nhóm sinh viên nông – lâm – ngư nghiệp và điện – điện tử – viễn thông – tự động hóa cho rằng có nhiều hoạt động hỗ trợ từ doanh nghiệp nhưng hiệu quả chưa tốt. Nhóm thứ 3 dù có chất lượng tốt nhưng cần phải có thêm nhiều hoạt động là nhóm sinh viên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội – nhân văn.

Ngược lại, ở nhóm ngành kinh tế, tài chính – ngân hàng, IT và kỹ thuật cơ khí công nghiệp lại chứng khiến hàng trăm doanh nghiệp cùng lúc “ưu ái” cả về số lượng và chất lượng hoạt động, điều này dẫn đến cạnh tranh rất cao.

Thực tế này cho thấy gen Z đòi hỏi cao và cần hỗ trợ nhiều. Do đó, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp đầu tư về chất và lượng trong thu hút nhân tài thế hệ trẻ.

6. Thứ sáu, doanh nghiệp cần một đằng, thế hệ gen Z có khả năng một nẻo

Khi đo lường trên khung năng lực mà các doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải có khi đi làm, chỉ dưới 50% sinh viên thế hệ gen Z thực sự tự tin theo tất cả các tiêu chí từ kỹ năng quản lý bản thân, tương tác, kiến thức căn bản và chuyên môn cho đến kỹ năng quản lý đội nhóm.

Điều đó cho thấy tình trạng đồng sàn dị mộng; trong khi doanh nghiệp yêu cầu một đằng, gen Z tự tin một nẻo. Rõ ràng, có một khoảng cách lớn giữa “thước đo năng lực” mà doanh nghiệp đang hoạch định với những gì gen Z đang có và nghĩ rằng họ cần.

7. Thứ bảy, thế hệ gen Z “tài năng nhưng mong manh dễ vỡ” chắc chắn sẽ tạo ra những thách thức về quản lý

Những phân tích về thái độ cho thấy hình ảnh rất đối lập khi gen Z là thế hệ thích học hỏi nhưng lại ngại bị phê bình; làm việc trách nhiệm nhưng điểm yếu là không chịu được áp lực; thích nghi nhanh nhưng lại ít thoải mái nếu có quá nhiều thay đổi.

Do đó, thách thức đặt ra cho người sếp của thế hệ này phải rất “đa chiêu” mới có thể cân bằng giữa các điểm mâu thuẫn đối lập thì mới tránh được các “đổ vỡ” đáng tiếc.

Bà Thanh Nguyễn – Giám đốc Điều hành và Truyền cảm hứng hạnh phúc Anphabe; cho rằng với 7 thách thức vừa kể trên, chắc chắn sẽ có những khó chịu về cách quản lý; xung đột trong kiến thức, văn hóa cho đến cách thức hợp tác giữa doanh nghiệp và thế hệ gen Z.

Nhưng thay vì ngồi đó và tiếp tục quan ngại, doanh nghiệp có thể sẵn sàng cho tương lai bằng việc thay đổi góc nhìn.

“Nếu biết tận dụng thì doanh nghiệp có thể có những cơ hội nhanh và sáng tạo hơn; chuyển đổi cũng như số hóa môi trường làm việc, tạo điều kiện để rèn luyện ra đội ngũ lãnh đạo thế hệ mới nhiều đột phá và sáng tạo”, bà Thanh Nguyễn nói.

Theo Nhịp sống kinh tế

Tags: Gen Z là gì, Nhân tố mới gen Z, Thế hệ gen Z

GIẢI PHÁP THUÊ

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Chuyển đổi số trong công tác Quản trị nguồn nhân lực trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ…

Giải pháp
ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN – HOẠCH ĐỊNH NHÂN TÀI
PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN - HOẠCH ĐỊNH NHÂN TÀI Theo nghiên cứu, doanh nghiệp thiếu hệ thống đánh...
QUẢN LÝ TUYỂN DỤNG – THU HÚT NHÂN TÀI
PHẦN MỀM QUẢN LÝ TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI Làm thế nào để xây dựng thương hiệu tuyển dụng? Làm thế...
QUẢN LÝ HỒ SƠ – PHÚC LỢI
QUẢN LÝ HỒ SƠ - CHẤM CÔNG TÍNH LƯƠNG & CHI TRẢ PHÚC LỢI Hệ thống Quản lý Hồ sơ...
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐÀO TẠO - HỆ THỐNG ELEARNING Trong tổng thể hệ thống phần mềm quản lý nhân...
DỊCH VỤ NHÂN SỰ
DỊCH VỤ NHÂN SỰ - CỔNG THÔNG TIN DÀNH CHO NHÂN VIÊN Mô hình quản trị Nguồn nhân lực đã...
PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC
HỆ THỐNG PHÂN TÍCH CHỈ SỐ NGUỒN NHÂN LỰC Hệ thống phân tích nguồn nhân lực (sureHCS for People Insight)...

TRỤ SỞ CHÍNH HCM

23 Nguyễn Thị Huỳnh Phường 8, Q. Phú Nhuận.
Tel: (+84.28) 3842.3333
Fax: (+84.28) 3842.2370
Email: surehcs@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Tầng 8 – Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
Tel: (+84.28) 3512.1846
Fax: (+84.28) 3512.1848
Email: hanoi@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

36 Hàm Nghi, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
Tel: (+84.236) 365.3848
Fax: (+84.236) 365.2567
Email: danang@lacviet.com.vn

Follow us on:
  • Facebook
  • Twitter
  • YouTube
  • LinkedIn
  • Pinterest
Bản quyền © 2018 Công Ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt