Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Created with Fabric.js 3.6.3
Tư vấn phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện

Lạc Việt sureHCS là “cánh tay phải đắc lực” của hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 1995.

Hotline: 0901 55 50 63

9 Lý do cơ bản khiến bạn chưa tìm được việc làm

không tìm được việc làm

không tìm được việc làm

1. CV cẩu thả

CV là đại diện cho ứng viên, giúp nhà tuyển dụng hình dung về bạn thông qua những mô tả. Nếu một CV có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, trình bày không mạch lạc,…ngay lập tức tạo ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng.

Sự cẩu thả còn thể hiện ở nội dung CV quá hời hợt hoặc quá dài dòng khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thực sự không biết mình là ai? Bạn mạnh ở điểm gì? Tại sao họ nên chọn bạn?

Một CV cẩu thả sẽ làm bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng và thế là bạn tự đặt dấu chấm hết cho hành trình tìm việc của mình.

2. Rải hồ sơ hàng loạt

Internet phát triển cho phép bạn gửi hồ sơ tìm việc một cách đơn giản và dễ dàng. Chỉ với vài thao tác đơn giản trên máy tính bạn có thể gửi hàng trăm CV cùng lúc.

Tuy nhiên, nếu nộp CV mà không sàng lọc thông tin tuyển dụng rất có thể bạn sẽ lọt vào danh sách đen của công ty khi ứng tuyển quá nhiều lần cho những vị trí khác nhau tại công ty đó. Hoặc bạn sẽ đi phỏng vấn nhiều nơi nhưng chẳng ưng ý công ty nào và cũng chẳng tìm được công việc như mong đợi.

3. Hạn chế nguồn tin tuyển dụng

Nhiều ứng viên chỉ tập trung tìm việc thông qua một vài website tuyển dụng trực tuyến mà không mở rộng các nguồn khác nhau như mạng xã hội, cộng đồng tuyển dụng, bạn bè, người quen,…

Chính điều này đã hạn chế phạm vi thông tin của bạn. Khi càng nhiều người tham gia giúp bạn tìm việc làm thì cơ hội thành công của bạn càng cao. Mỗi một mối quan hệ có thể mang tới cho bạn một cơ hội tốt, nhiều khi sẽ giúp bạn tìm được những công việc tốt hơn tự bạn tìm.

Phần mềm quản lý thu hút nhân tài Lạc Việt SureHCS được nhiều công ty lựa chọn

4. Email tìm việc thiếu chuyên nghiệp

Các nhà tuyển dụng sẽ hình thành ấn tượng đầu tiên về ứng viên ngay khi họ tiếp nhận các email, một hình thức giao tiếp chính thức của môi trường công sở, để đánh giá sự chuyên nghiệp.

Nhiều ứng viên chỉ gửi một bản CV đính kèm trong email mà không trình bày gì thêm, tiêu đề email không có, hay email được gửi từ một địa chỉ mail thiếu nghiêm túc, nội dung email chứa nhiều biểu tượng cảm xúc, giọng điệu bông đùa, nhiều lỗi chính tả,…

Với một email không phù hợp hoặc kém chuyên nghiệp như vậy chắc chắn sẽ làm bạn vụt mất công việc yêu thích.

5. Ứng tuyển vị trí không phù hợp

Điều mà nhà tuyển dụng luôn phải cân nhắc trước khi để bạn gia nhập công ty là năng lực của bạn có thực sự phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển hay không.

Bởi vì trên thực tế, nhiều ứng viên đi tìm việc nhưng không thực sự hiểu biết về công việc đang tuyển mà chỉ quan tâm mức lương cao hay thấp, hoặc bất chấp ứng tuyển để mong thoát khỏi tình trạng thất nghiệp.

Chẳng hạn như, trong tin tuyển dụng, công ty cần người có kinh nghiệm tối thiểu ba năm trong một chuyên ngành nhất định nhưng những bạn kinh nghiệm chưa tới một năm vẫn nộp hồ sơ, hay bản thân không thích giao tiếp lại ứng tuyển vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, nộp đơn vào vị trí lễ tân trong khi ngoại hình có phần khiêm tốn,…

Với những ứng viên như thế chắc chắn sẽ bị loại ngay từ vòng sàng lọc hồ sơ.

6. Thiếu sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rất khó chịu khi phải phỏng vấn một ứng viên không có sự chuẩn bị, tìm hiểu về công ty họ đang ứng tuyển. Khi bạn càng có nhiều hiểu biết về công ty bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bênhcạnh đó, việc đi trễ là một điểm trừ rất lớn vì nhà tuyển dụng sẽ cho rằng đây là hành vi thiếu chuẩn bị, không coi trọng buổi phỏng vấn và không tôn trọng thời gian của họ. Cho nên, hãy lên kế hoạch để tới sớm ít nhất 15 phút trước giờ hẹn phỏng vấn để chuẩn bị tinh thần thật tốt khi phỏng vấn.

Ngoài ra, những yếu tố khác như trang phục, tác phong, cách ứng xử… nếu không chuẩn bị trước cũng sẽ khiến bạn khó lòng được nhận.

7. Thái độ phỏng vấn không tốt

Nhiều ứng viên đến với buổi phỏng vấn thể hiện thái độ tự tin thái quá, tự cho rằng mình rất giỏi, ứng tuyển được vào vị trí cao trong công ty, hoặc có kinh nghiệm từng làm việc ở nhiều công ty nổi tiếng nên ra vẻ ta đây với nhà tuyển dụng. Chính thái độ này đã cướp đi cơ hội việc làm của họ.

Bạn nên thể hiện được thái độ tích cực trong suy nghĩ và hành động của mình. Vì nếu là công việc bạn mong muốn có được, thái độ của bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng dành cho bạn sự ưu tiên so với các ứng viên khác.

8. Quên nói lời cảm ơn

Một điều lưu ý cho ứng viên đó là hãy gửi email cám ơn cho nhà tuyển dụng khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Coi đó như một cơ hội để tạo ấn tượng tốt đối với họ.

Trong email đó, hãy nói đến những điều mà bạn và nhà tuyển dụng đã cùng thảo luận trong cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, nhiều ứng viên đã không làm được điều này.

Thậm chí, khi cuộc phỏng vấn kết thúc, nhiều ứng viên do quá căng thẳng nên đã quên cám ơn và chào tạm biệt nhà tuyển dụng.

9. Đặt ra quá nhiều tiêu chí cao

Khi tìm việc, bạn tự đặt ra cho mình phải tìm được công việc đạt các tiêu chí hoàn hảo như đúng chuyên môn, lương cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn, được đào tạo nâng cao trình độ ở nước ngoài, công ty lớn, có tiếng tăm, vị trí trung tâm, đi lại thuận tiện,…nhưng thực tế lại không được như ý, làm bạn thất vọng và dễ chán nản.

Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khi bạn biết nhìn vào thực tế, học cách thay đổi để thích nghi với công việc, có như vậy những cơ hội nghề nghiệp tốt mới đến với bạn để bạn dần đạt được các tiêu chí mơ ước cho công việc của mình.

Nếu như bạn đang gặp rắc rối trong hành trình tìm việc, hãy nhìn lại xem mình đã làm chưa tốt điều gì và thay đổi cách làm.

Hi vọng rằng “9 lý do cơ bản khiến bạn chưa tìm được việc làm” của SureHCS sẽ giúp bạn có được công việc yêu thích và chào đón những điều bất ngờ đến với bạn.

Bài viết liên quan: 

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn