Skip to content
Menu
  • GIẢI PHÁP
    GIẢI PHÁP>
    • GIẢI PHÁP
    • TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
      TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ PHÚC LỢI
      QUẢN LÝ PHÚC LỢI
    • QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
      QUẢN TRỊ NHÂN TÀI
    • QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
      QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
    • CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
      CỔNG DỊCH VỤ NHÂN SỰ
    • PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
      PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC
  • DỊCH VỤ
    DỊCH VỤ>
    • DỊCH VỤ
    • TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
      TRIỂN KHAI TRỌN GÓI
    • CHO THUÊ PHẦN MỀM
      CHO THUÊ PHẦN MỀM
    • TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
      TƯ VẤN HỆ THỐNG CNTT
    • DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
      DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG
    • CHO THUÊ NGUỒN LỰC
      CHO THUÊ NGUỒN LỰC
    • TRIỂN KHAI IBM KENEXA
      TRIỂN KHAI IBM KENEXA
  • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC>
    • VĂN BẢN LUẬT-TIN TỨC
    • BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
      BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHÚNG TÔI
    • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
      VĂN BẢN PHÁP LUẬT
    • TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
      TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
    • QUẢN LÝ NHÂN SỰ
      QUẢN LÝ NHÂN SỰ
    • BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
      BIỂU MẪU - TÀI LIỆU
  • KHÁCH HÀNG
    KHÁCH HÀNG
  • VỀ CHÚNG TÔI
    VỀ CHÚNG TÔI
  • Call
 

Contact SureHCS

 
Đường dây nóng: (+84.28) 3844 4929
Email: surehcs@lacviet.com.vn
Close
Close

Bạn cần

  • Đăng kí dùng thử
  • Yêu cầu Demo
  • Downloads
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp

 09 KỸ NĂNG CƠ BẢN CẦN CÓ KHI THUYẾT TRÌNH

Thuyết trình là cách trình bày cho người khác hiểu, thuyết phục người khác theo mình. Kỹ năng thuyết trình tốt sẽ dễ dàng truyền tải được những ý tưởng, nội dung hay đến người nghe. Và để nâng cao khả năng thuyết trình hiệu quả, bạn cần trang bị một số kỹ năng sau:

ky nang can co khi thuyet trinh sureHCS
Kỹ năng cần có khi thuyết trình

1. Sự tự tin

Trong giao tiếp sự tự tin là một yếu tố khá quan trọng. Nó chiếm khoản 60% sự thành công trong cuộc trò chuyện.

Phong thái tự tin sẽ gây ấn tượng rất tốt, thậm chí ngay cả trước khi bạn bắt đầu nói. Nếu bạn tự tin vào những gì mình nói, thính giả cũng sẽ đặt sự tin tưởng vào bạn.

Vì vậy, hãy có phong thái chững chạc, nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả. Tỏ ra cảm giác cho thấy bạn không hề sợ hãi và hiểu rõ những gì mình nói. Điều này sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và dễ khiến người khác tin tưởng vào bạn hơn.

2. Mở rộng vốn từ và cách diễn đạt

Nếu ngôn ngữ của bạn đơn điệu, không phong phú và không có sự linh hoạt. Nội dung có mới lạ đến đâu, có tính đột phá thế nào thì cũng khó lôi cuốn người nghe.

Hãy thử tưởng tượng bạn muốn miêu tả một ngày đẹp trời, bạn sẽ nói gì? Sau đó hãy đọc thử một đoạn văn miêu tả trong các cuốn sách: Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt về cách vận dụng ngôn ngữ giữa mình và tác giả.

Để rèn luyện được khả năng này bạn phải đọc sách, báo, truyện…nhiều và thường xuyên. Hoạt động này giúp vốn từ, cách diễn đạt, cách đặt câu hỏi của bạn trở nên phong phú hơn. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho bạn kiến thức về các vấn đề xã hội. Bạn có thể sử dụng như một dẫn chứng, một sự liên tưởng hay một ví dụ nhằm tăng tính thuyết phục cho bài thuyết trình của mình.

3. Mở đầu bài thuyết trình ấn tượng

Để cách thuyết trình được sâu sắc thì lời mở đầu của một bài thuyết trình rất quan trọng. Nó là 1 trong các nhân tố quyết định rằng thính giả có tiếp tục nghe bạn nói nữa không.

Một mở đầu ấn tượng sẽ giúp người nghe gạt bỏ các yếu tố gây nhiễu từ bên ngoài và cuốn vào bài thuyết trình của bạn. Nếu bạn thu hút được khán giả ngay từ đầu, họ sẽ có khả năng dõi theo bạn cho đến hết bài thuyết trình.

Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh để thu hút và gây ấn tượng với thính giả, bạn chỉ có 4 phút cho phần mở đầu hoàn hảo. “Đầu xuôi đuôi lọt”, mở đầu tốt coi như bạn thành công một nửa.

4. Trình bày khoa học

Để tạo tính logic bạn nên chia bài thuyết trình thành các phần nhỏ như: đặt vấn đề, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và bài học rút ra.

Tránh khô khan, xáo rỗng, bạn nên đưa ra những dẫn chứng minh họa cho các vấn đề được nói đến. Hoặc đưa ra các số liệu tính toán, thống kê để giải thích.

Nếu bài thuyết trình đề cập đến nhiều vấn đề, bạn nên chia nhỏ các vấn đề để dễ trình bày. Hoặc gộp những vấn đề lại thành những mục có chung đặc điểm, đặc trưng vào cùng nhau. Xác định được mục tiêu sẽ giúp bạn đi đúng hướng tránh trình trạng lan man, dài dòng không có tính liên kết khiến bài thuyết trình trở nên nhàm chán.

Chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình: Dù bạn có trình bày hay đến cỡ nào mà nội dung của bài thuyết trình không có thì cũng chỉ là vô ích. Nếu bạn bỏ ra một lượng thời gian và công sức xây dựng nội dung cho bài thuyết trình. Chắc chắn bạn sẽ có được thành công và lưu lại ấn tượng với người nghe.

Sự thành công hay thất bại, thú vị hay nhàm chán chính là nhờ vào 1 phần công sức chuẩn bị của bạn dành cho bài thuyết trình. Yên tâm sự nỗ lực của bạn sẽ không quay lưng lại, nếu bạn không từ bỏ mọi cố gắng.

5. Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể biểu cảm linh hoạt

Nếu bạn chỉ chú tâm tập trung vào nội dung và mục tiêu bài thuyết trình thì chưa đủ. Bởi để có một kỹ năng thuyết trình hoàn hảo thì chắc chắn bạn cũng cần có sự kết hợp: kỹ năng diễn xuất, giọng điệu truyền cảm và ngôn ngữ cơ thể.

Hãy cười thật tươi; nhấn nhá giọng nói; biểu cảm cơ mặt; di chuyển đều hai bên cánh gà; trên và dưới sân khấu. Các biểu cảm này khiến bài thuyết trình của bạn thêm sinh động thú vị hơn là một bức tượng biết nói đầy đủ và chính xác nội dung.

Tuy vậy bạn cần chú ý thay đổi nét mặt để phù hợp với nội dung mà mình trình bày. Không ai diễn tả nét mặt vui tươi hào hứng với một nội dung buồn, ưu tư trĩu nặng cả. Nét mặt biểu cảm tốt cũng phải đi đôi với giọng nói trầm bổng. Khi thuyết trình bạn cần tạo nhịp điệu, điểm nhấn nhá  cho từng phần từng mục. Giống như bài hát lúc trầm lúc bổng, lúc nhẹ nhàng say đắm, lúc sôi động hào hứng. Cơ thể đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến giọng nói, ví dụ khi bạn buồn giọng sẽ buồn, ngược lại bên trong mình vui giọng sẽ vui. Vì vậy khi đến những đoạn cần buồn thì bạn hãy trùng cơ thể xuống.

5. Tương tác với khán giả

Trong lúc thuyết trình nếu bạn tương tác nhiều với khán giả thì độ phụ thuộc vào giấy sẽ giảm đi và bạn sẽ không bị bí từ khi nói.

Hãy đặt thật nhiều câu hỏi, thật nhiều tình huống để khán giả trình bày quan điểm của họ về vấn đề đó. Sau cùng, bạn hãy chốt lại một cách ấn tượng để họ nhớ về vấn đề này thật lâu.

Điều chỉnh tầm mắt của bạn đến toàn bộ khán phòng. Bạn nên thay đổi hướng nhìn và phân bổ nó đến nhiều khu vực nhằm giúp tạo thiện cảm với thính giả. Điều này cũng giúp bạn thấy được phần lớn mọi người có tập trung lắng nghe bạn hay không. Bạn cũng có thể biết được khu vực nào chưa thực sự tập trung như bạn mong muốn và đưa ra những điều chỉnh kịp thời

Nhờ việc giao lưu với khán giả bạn sẽ trở nên gần gũi hơn. Hãy hỏi khán giả để cùng thảo luận và tìm ra câu trả lời. Như vậy buổi thuyết trình sẽ trở nên hào hứng và người nghe sẽ bị cuốn hút vào lối dẫn dắt của bạn, tạo sự thành công cho buổi thuyết trình.

7. Kết thúc ấn tượng

Đừng để buổi thuyết trình của bạn giảm nhiệt dần hoặc kết thúc khi khán giả đang tỏ ra buồn chán. Hãy lựa chọn thời gian phù hợp để kết thúc. Hãy khiến khán giả có đôi chút tiếc nuối khi bài thuyết trình của bạn dừng lại.

8. Sử dụng tư duy tích cực

Bạn thường xuyên suy nghĩ tích cực sẽ tạo cho bạn những trạng thái tích cực, lạc quan. Giúp bạn vượt qua nhiều rào cản về tâm lý khi nói trước đám đông.

9. Tham gia các chương trình huấn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng

Tham gia các câu lạc bộ, sinh hoạt đội, nhóm, các chương trình thuyết trình… sẽ là môi trường tuyệt vời cho bạn cải thiện dần những kỹ năng nói trước đám đông. Bạn càng tích cực hoạt động trong những nhóm này, bạn càng có thêm cơ hội cải thiện mình.

Ngoài ra bạn có thể tham dự các buổi thuyết trình của các diễn giả khác. Điều này giúp cho bạn có cơ hội để cảm nhận và đặc mình vào vị trí của thính giả đúc kết ra các kinh nghiệm cho bản thân.

Kết luận:

Nhìn chung, có rất nhiều cách để cải thiện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông của bạn. Nhưng điều quan trọng là bạn cần có tinh thần cầu tiến, khắc phục các nhược điểm của mình. Đó mới là yếu tố quan trọng để trở thành một diễn giả chuyên nghiệp.

Bài viết liên quan:

  • Chuẩn bị nội dung trước khi thuyết trình-Kỹ năng thuyết trình (P.2)
  • Luyện tập trước khi thuyết trình – Kỹ năng thuyết trình (P.3)
  •  Một số điều cần lưu ý-Kỹ năng thuyết trình (P. Cuối)

Tags: kỹ năng thuyết trình

Báo chí viết về chúng tôi
Ứng dụng họp trực tuyến: Chuộng ‘ngoại’, bỏ quên ‘nội’
Ứng dụng họp trực tuyến: Chuộng 'ngoại', bỏ quên 'nội' (TBKTSG Online) - Khi nhu cầu...
Hệ thống văn bản pháp luật
Lùi thời hạn quyết toán thuế TNCN 2021
Lùi thời hạn quyết toán thuế TNCN 2021 Một trong những quy định mới về...
Tin tức sự kiện từ Lạc Việt
Giải pháp toàn diện cho e-Learning
Giải pháp toàn diện cho e-Learning. Sự kiện dành cho DN quan tâm đến e-Learning...
Quản lý nhân sự
Trải nghiệm ứng viên: Nền tảng chinh phục nhân tài thành công
Trải nghiệm ứng viên: Nền tảng chinh phục nhân tài thành công Đối với thị trường...
Biểu mẫu - Tài liệu
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động người nước ngoài năm 2021 Mẫu...

TRỤ SỞ CHÍNH HCM

23 Nguyễn Thị Huỳnh Phường 8, Q. Phú Nhuận.
Tel: (+84.28) 3842.3333
Fax: (+84.28) 3842.2370
Email: surehcs@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Tầng 8 – Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
Tel: (+84.28) 3512.1846
Fax: (+84.28) 3512.1848
Email: hanoi@lacviet.com.vn

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

36 Hàm Nghi, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
Tel: (+84.236) 365.3848
Fax: (+84.236) 365.2567
Email: danang@lacviet.com.vn

Follow us on:
  • Facebook
  • YouTube
  • LinkedIn
Bản quyền © 2018 Công Ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt