Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Created with Fabric.js 3.6.3
Tư vấn phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện

Lạc Việt sureHCS là “cánh tay phải đắc lực” của hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 1995.

Hotline: 0901 55 50 63

Quy trình tuyển dụng-Làm sao tuyển dụng thành công trong thời kỳ 4.0?

Quy trình tuyển dụng được người tài- Tìm được công việc mơ ước mà đã ứng tuyển. Câu chuyện muôn đời giữa Nhà tuyển dụng -Ứng viên (Việc tìm người-Người tìm việc) có giản đơn không?

Đọc thêm: 5 BƯỚC GIÚP NHÂN VIÊN HỘI NHẬP THÀNH CÔNG

Nhu cầu tuyển là thiết thực; nguyện vọng ứng tuyển là chính đáng. Những tưởng việc đơn giản còn gì bằng vì một khi Cung-Cầu đều đã xác định. Thế nhưng câu nói “đời không như là mơ” hóa ra lại cứ vận vào duyên kiếp hai bên với các tình huống dở khóc dở cười bởi bà mối se duyên lành không đến nơi cần đến khi:

1. Là Nhà tuyển dụng

1.1 Khi chúng ta TUYỂN CHỌN

  • Việc thì cần gấp để chọn ứng viên; liên lạc hoài ứng viên không được dù đã nhận được thư ứng tuyển. Email cũng không thấy hồi âm. Phải chăng bạn ý rải truyền đơn và đã có việc nên “bơ” luôn hay đơn giản là không check email hoặc mở máy. Làm sao để đầu quy trình tuyển dụng ứng viên này vì hồ sơ tốt?
  • Ứng viên đến giờ phỏng vấn nhưng chờ mãi ko thấy đâu, thuê bao ngoài vùng phủ sóng. Không biết làm sao ăn nói với Trưởng bộ phận tham gia phỏng vấn trong khi họ phải sắp xếp công việc mới chốt lịch; bạn cũng phải chuẩn bị bao nhiêu thứ từ bảng câu hỏi, in hồ sơ ứng viên cho Quản lý/Hội đồng tuyển dụng, đặt phòng ….
  • Hoài phí bao nhiêu thời gian; công sức cuả Doanh nghiệp để không biết ứng viên đang “lạc trôi” về đâu. Ứng viên ơi có biết: Nhà tuyển dụng họ sẽ xem thái độ quan trọng hơn năng lực không?. Đừng để bạn trở thành “Ghosting” của họ. Thế là phải quay lại quy trình tuyển dụng từ đầu

1.2 Khi chúng ta ĐÃ ĐƯỢC ỨNG VIÊN ĐỒNG Ý NHẬN VIỆC

  • Hẹn hò mãi cuối cùng đến giờ nhận việc; nhưng bóng dáng nhân viên mới không thấy đâu. Trong khi trước đó nhà tuyển dụng đã bỏ qua các ứng viên khác cùng đạt yêu cầu để quyết định chọn bạn, bạn lại không đến.
  • Ứng viên không nhận việc nhưng không từ chối; thay vào đó ứng viên lại báo xin dời ngày nhận việc vì Bố đau, Mẹ ốm, Gia đình có việc …..Okies, công ty chờ bạn thêm thời gian nữa. Nhưng khi đến hẹn ngày nhận việc bạn bặt vô âm tín. Đến lúc này, đối nhà tuyển dụng; những “Ghosting” giai đoạn này còn to lớn hơn rất nhiều trong giai đoạn tuyển dụng trước đó. Nó thật sự là một sự lãng phí thời gian; tiền bạc và cả uy tín của Nhà tuyển dụng bởi công sức bỏ ra là không hề ít. Đôi khi mối quan hệ theo đó cũng mất hẳn giữa hai bên bên cạnh phải quay lại quy trình tuyển dụng từ đầu.

Và ….

  • Quy trình tuyển dụng là thời gian, công sức, thuyết phục ứng viên đồng ý nhận việc. Nhà tuyển dụng tạm thở phào nhẹ nhõm một phần bởi các bộ phận không réo đòi người nữa. Việc còn lại mà mình hỗ trợ nhân viên mới để họ hoà nhập nhanh nhất nhưng …:
    • Nhân viên đi làm một hai ngày thì bỏ việc không đến công ty; tử tế hơn thì nộp đơn hoặc thông báo phòng Nhân sự; vội vã tìm nhân viên để tìm hiểu lý do bỏ việc-tìm tiếng nói chung để nhân viên tiếp tục ở lại nhưng kết quả nhận lại được đại khái: E thấy mình không phù hợp công việc; công việc không đúng với e nghĩ về nó, công việc đúng E muốn nhưng em không hoà nhập được với các anh chị trong phòng; công việc quá áp lực nên E không thể làm nổi…
    • Quản lý trực tiếp yêu cầu chấm dứt trong giai đoạn thử việc với hai từ “Không đạt” mà Nhân sự không thể có thông tin cụ thể việc không đạt đó là gì: Đã giao việc gì cho nhân viên mới mà kết quả ra sao; nhân viên có thái độ, hành vi như thế nào so với yêu cầu năng lực của vị trí đó; thật sự nhân viên đã được hỗ trợ chưa để có thể thực hiện công việc … Hằng trăm câu hỏi nhưng không thể giải đáp vì quy trình Hội nhập công ty chưa có hoặc ít nhất Bản mục tiêu thử việc của nhân viên mới là gì; Bộ phận Nhân sự cũng không có để đối chiếu, rà soát.

Và đến lúc này, có lẽ người làm Nhân sự lại muốn ca bài “Bỗng dưng muốn khóc” ☹

2. Là Ứng viên đã ứng tuyển

  • Trên các diễn đàn, chúng ta nghe các ca thán của nhà tuyển dụng; nhưng với hoàn cảnh sau, ứng viên liệu cũng nên nói lên nỗi lòng người đi tìm hạnh phúc không?

2.1 Khi tham gia tuyển chọn

  • Apply hoài chẳng thấy nhà tuyển dụng liên hệ. Mình thấy yêu cầu công việc đã đáp ứng, job cần tuyển cứ đăng đi đăng lại liên tục. Sau vài tháng lại đăng, thậm chí có job trong hai năm trời vẫn thấy đăng đi đăng lai. Niềm tin cứ lụi tàn, héo hắt khi thư đi nhưng một không hồi âm. Phải chăng năng lực mình không phù hợp? Hay hồ sơ của tôi có vấn đề? Phải chăng … hàng trăm câu hỏi phải chăng không thể có lời giải?
  • Nhận được điện thoại, mừng hết lớn vì là công việc mình rất thích. Quần áo chỉnh chu, đi thật sớm, đến thật nhanh để rồi … ngồi chờ mỏi cổ.
  • Chờ đợi mãi cuối cùng cũng được phỏng vấn nhưng không biết khóc hay cười khi:
    • Bạn ứng tuyển quản lý bộ phận A nhưng người phỏng vấn bạn là nhân viên của bạn sau này?
    • Người phỏng vấn không hỏi gì vì theo giới thiệu chức danh. Họ chẳng biết gì về ngành nghề của bạn. Chỉ mất 15’ cho hai giờ chờ và đi ra khỏi phòng theo kiểu “hoang mang style”.
    • Cuộc phỏng vấn thật vui, thầm cảm ơn những con người mới mình được gặp, người nghe chia sẻ, được trình bày nhiệt huyết đam mê. Những con người mới cũng rất vui vẻ, cũng chia sẻ về viễn cảnh tương lai theo câu điều kiện “nếu E vào làm việc thi E sẽ …”. Nhưng sao không thấy phản hồi? Việc gì đang xảy ra với mình thế. Hỏi lòng “phải chăng mình lại sai gì khác? Do mình Open quá lúc phỏng vấn,sai sót gì chăng?…

2.2 Khi là nhân viên mới:

Sau bao lo âu, cuối cùng mình cũng nhận được việc; một công việc mơ ước, một tương lai chờ đón. Tự hứa mình sẽ cố gắng làm quen và nỗ lực làm việc để được ghi nhận năng lực. Mặc bộ quần áo mới nhất; tuốt lại dáng vẻ thật chỉnh chu, đương nhiên không quên đi sớm để đến gặp Nhân sự để nhận việc.

Nhưng:

  • Nếu may mắn, bạn được HR vào phòng riêng. Giới thiệu qua về quy định-nội quy làm việc, kèm theo mục tiêu thử việc hoặc bản mô tả công việc. Các hướng dẫn tra cứu và dẫn bạn đến Bộ phận nhận việc. Vậy là bạn đã có người đón, có một chỗ ngồi. Chúc mừng bạn, xem như may mắn đã mỉm cười với bạn vì đã qua ải được ít nhất 30%.
  • Tuy nhiên không ít trường hợp bạn được dẫn đến ngay bộ phận nhận việc. Có người đón bạn và chỉ bạn vào một chỗ bàn ngồi. Thậm chí tệ hơn bạn ngồi chung với một người bạn khác hoặc ngồi tạm đâu đó để chờ quản lý đến vì bàn làm việc chưa có. Cả ngày háo hức nhận việc, ngày hạnh phúc của bạn bỗng hóa dài hơn thế kỷ. Xung quanh là những tiếng gõ bàn phím cọc cạch..cọc cạch; cảm giác chơi vơi chơi vơi tăng dần. Tin tôi đi, việc đó đã xảy ra, không phải hiếm.

Thật may, cuối cùng bạn đã….

  • Có một chỗ ngồi (dù tạm hay chính thức) nhưng không biết mình phải làm vì tiếp theo. Nào là chờ cấp máy móc; chờ cấp tài khoản đăng nhập; địa chỉ email; chờ dẫn đi lấy vân tay; chờ gặp quản lý trực tiếp để trao đổi công việc chi tiết. Vài ngày sau đó, ra vào cửa bạn vẫn phải nhờ người mở cửa cho bạn vì không có thẻ; bạn vẫn chưa có email để giao dịch với khách hàng, chỉ tẽn tò gởi qua gmail, yahoo…của bạn và đành hơi né ánh mắt của đối tác nhìn do họ hơi là lạ với một công ty to vậy mà nhân viên lại dùng địa chỉ email cá nhân để làm việc.
  • Bạn được giao việc và qua phòng ban khác nhưng không biết phải hỏi ai đi đến đó trong toà nhà mấy tầng các bộ phận rải rác. Các đồng nghiệp thì không vui-không buồn-không qua lại ngoài cái mỉm cười nếu có vô tình ánh mắt đụng nhau. Còn lai “linh hồn ai nấy giữ”, Quản lý của bạn thì đi công tác không mấy khi gặp. Tìm ai tôi biết tìm ai để chạy cho xong bây giờ???

Và ….

  • còn hàng trăm thứ khác khiến bạn mỗi ngày bước chân vào môi trường mới nặng dần; cảm giác háo hức thay thế bằng sự hoang mang nhè nhẹ và cứ thế tăng dần; bạn không biết làm gì để thích ứng; hỏi trăng-trăng không nói; kêu trời-trời không nghe. Cuối cùng hoặc là bạn bỏ việc vì ngán ngẩm cảnh chờ chực để được làm việc cụ thể hoặc có thể bạn bị knock-out mà không hiểu mình không phù hợp với công ty điều gì để không qua được cánh cửa Thử việc (Hội nhập).

Các tình huống cam đoan không phải tưởng tượng ra trong quy trình tuyển dụng thực tế. Đâu đó chúng ta đã và sẽ bắt gặp. Và như vậy có phải chúng ta đang làm khổ không nhỉ, có nên hát điệp khúc “Vì đâu, Vì ai?” không????

Làm sao mối duyên trăm năm trời định sẽ được kết se thành công?. Trong thời đại kỹ thuật số; khi xu hướng tuyển dụng trực tuyến và ứng dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ công tác tuyển dụng đã và đang bùng nổ mạnh mẽ và là tất yếu trong cách mạng công nghiệp 4.0. Là trong 10xu hướng quản trị nhân sự mà tổ chức Deloitte đã công bố năm 2017; Lạc Việt sẽ chung tay xây dựng Cây cầu hệ thống phần mềm để nối liền các đôi bờ “Ứng Viên -Nhà tuyển dụng”, “Nhân viên mới-Quản lý trực tiếp-Doanh nghiệp”.Tất cả sẽ được hỗ trợ giải quyết nhanh chóng chỉ bằng một cú click chuột trong toàn bộ quy trình tuyển dụng.

Giải pháp của chúng tôi

Hãy để chúng tôi góp một tay vào xây dựng mối lương duyên Nhà tuyển dụng-Ứng viên; Nhân viên mới-Hội nhập Doanh nghiệp thành công bằng Giải pháp Tuyển dụng Nhân tài- LV Talent Acquisition tất cả sẽ được giải quyết nhanh chóng chỉ bằng một cú click chuột:

Hãy để chúng tôi góp một tay vào xây dựng mối lương duyên Nhà tuyển dụng-Ứng viên; Nhân viên mới-Hội nhập Doanh nghiệp thành công bằng Quy trình tuyển dụng hiệu quả

Hãy để câu chuyện “việc tìm người chứ không phải người tìm việc” với chứ DUYÊN luôn được kết thành theo lẽ tự nhiên bằng “Quy trình giản đơn- Hệ thống phần mềm hỗ trợ-Con người hành xử chuyên nghiệp”. Bạn có nhân tài nhanh nhất -Ứng viên có được công việc mơ ước sớm nhất và gắn kết dài lâu. Hai bên cùng phát triển-cùng thành công -cùng có cuộc sống hạnh phúc; một mưu cầu chính đáng của tất cả.

Với chi phí đầu tư cực kỳ thấp đến miễn phí hoàn toàn. Lạc Việt cam kết đồng hành cùng Doanh Nghiệp trong cuộc chiến TÌM NGƯỜI TÀI. Mọi thông tin xin liên hệ chúng tôi theo điạ chỉ để được tư vấn miễn phí:

Email: [email protected] | Website: www.surehcs.com | Fanpage: surehcs

ĐT: 028 3842 3333- Ext: 377 – Mobile: 0932040080

Công ty cổ phần Tin Học Lạc Việt

23 Nguyễn Thị Huỳnh – P8 – Q.Phú Nhuận – Tp HCM

 

Bài viết liên quan

 

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn