Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Created with Fabric.js 3.6.3
Tư vấn phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện

Lạc Việt sureHCS là “cánh tay phải đắc lực” của hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 1995.

Hotline: 0901 55 50 63

Mô hình 5 tính cách Big Five và những điều cần biết

mô hình big five

Đã bao giờ tự hỏi bản thân rằng liệu công việc hiện tại có phù hợp với bạn hay không? Mô hình 5 tính cách ( Big five Personality Model ), một nền tảng để phân tích và thấu hiểu các yếu tố cơ bản của tính cách, sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời một cách dễ dàng. Mô hình cũng đang dần khẳng định vị trí tính quan trọng trong quá trình tuyển dụng.  

mô hình big five

I. Định nghĩa về mô hình 5 tính cách (Big five Personality Model) 

Mô hình tính cách là một công cụ quan trọng để đánh giá các khía cạnh tính cách khác nhau của một người ứng viên và xác định ứng viên đó có thực sự phù hợp với công việc hoặc với công ty hay không. Năm yếu tố cốt lõi đó là sự hướng ngoại, sự dễ chịu, sự cởi mở, sự tận tâm và sự nhạy cảm

mô hình big five

Để chắc chắn rằng bạn có thể ghi nhớ đúng tất cả các tên của mô hình; bạn có thể sử dụng cách viết tắt các chữ cái đầu tạo thành một cái tên dễ nhớ như BIỂN (OCEAN) trong đó O là sự cởi mở (Openness); C là sự tân tâm (Coscientiouness); E là sự hướng ngoại (Extraversion); A là sự dễ chịu (Agreeableness); N là sự nhạy cảm (Neuroticism) hoặc cụm từ XUỒNG (CANOE) với các từ tương tự như trên.

Mô hình 5 tính cách là kết quả của một số nghiên cứu độc lập được tiến hành vào cuối những năm 1950. Nhưng mô hình mà chúng ta biết ngày nay cho mãi đến những năm 1990 mới bắt đầu hình thành. Có nhiều nghiên cứu khác cũng bắt nguồn từ mô hình này.  Ví dụ như “5 tính cách” (The big five) của Lewis Glderg (một nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Oregon). Mô hình được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh và ngay cả nghiên cứu tâm lý học. 

II. Các đặc điểm của mô hình 5 tính cách 

Mỗi yếu tố của mô hình sẽ tượng trưng cho một nhóm bao gồm nhiều loại hành vi ứng xử. Các chuyên gia nhân sự thường sử dụng mô hình tính cách này để hỗ trợ cho quá trình phát triển của nhân viên.  

mô hình big five

1. Sự cởi mở (Openness)

Đặc điểm của tính cách này là tập trung vào trí tưởng tượng và sự hiểu biết sâu sắc. Những người có đặc điểm trên thường có khuynh hướng ham học hỏi; hay tò mò về mọi thứ xung quanh họ. Họ thực sự sáng tạo, luôn sẵn sàng để học những điều mới lạ và tập trung vượt qua các thử thách.

Những người đạt điểm số cao trong đặc điểm này thường có khuynh hướng khám phá và sáng tạo; trái lại những người có chỉ số thấp thường có khuynh hướng làm việc theo lối truyền thống và thường né tránh tiếp thu các ý tưởng mới. 

2. Sự tận tâm (Coscientiouness)

Đặc điểm này thường được miêu tả bởi các cụm từ như chu đáo; biết kiểm soát nóng giận và có mục tiêu rõ ràng. Nếu bạn là một người tận tâm, bạn thường chu đáo; chú ý đến tiểu tiết, chuẩn bị kỹ càng, ưu tiên cho những nhiệm vụ mà theo bạn là quan trọng và hứng thú với lịch biểu riêng.  

Trái lại, các cá nhân có sự tận tâm thấp thường không thích tuân theo  khuôn mẫu và lịch trình; họ không quan tâm về mọi thứ, có phần cẩu thả và hơi bừa bãi. 

3. Sự hướng ngoại (Extraversion)

Khi nhắc đến hướng ngoại, chúng ta thường nghĩ đến những yếu tố như: sự hứng khởi; hòa đồng; thích nói; quyết đoán và thể hiện nhiều cảm xúc.

Là một người hướng ngoại thực sự thì người đó rất thoải mái và tràn đầy năng lượng khi tham gia các hoạt đông xã hội; thích thú khi là trung tâm của sự chú ý; là người bắt đầu cuộc hội thoại và cảm thấy năng động khi ở xung quanh mọi người. 

Trái lạ, những người hướng nội thường tránh xa những nơi đông đúc; cảm thấy kiệt sức khi phải giao tiếp quá nhiều; họ gặp khó khăn khi bắt đầu cuộc hộị thoại và thường suy nghĩ cẩn thận mọi thứ trước khi nói chuyện.  

4. Sự dễ chịu (Agreeableness)

Sự tin tưởng, lòng vị tha, tốt bụng, cảm thông là những tính cách cơ bản của sự dễ chịu. Nói cách khác, đó là đặc tính đo lường sự hòa hợp với người khác như thế nào. Bạn có ân cần, tốt bụng và cô gắng để hòa thuận hay không? 

Những người có tính cách này thường thân thiện, hợp tác và nhiệt huyết. Nhưng những người không phải là người dễ chịu thì họ thường khó gần và rất ít quan tâm đến vấn đề của người khác. 

5. Sự nhạy cảm (Neuroticism)

Còn được biết đến như một thước đo của sự ổn định cảm xúc (Emotional Stability). Những người nhạy cảm có khuynh hướng buồn bã, ủ rũ và cảm xúc không ổn định. Những người có chỉ số cao về tính cách này thường trải qua cảm xúc không ổn định và các cảm xúc tiêu cực.

III. Mục đích của việc đánh giá 5 tính cách 

Cho công việc: Điểm số đo lường cảm xúc (OCEAN score) thường dùng để xác định nhiệm vụ phù hợp với bạn nhất. Cụ thể như nếu vị trí công việc hiện tại của bạn có quá nhiều áp lực, bạn có thể cảm thấy căng thẳng và lo lắng.  

Lý do đó bắt nguồn từ tính cách của bạn không phù hợp với công việc hiện tại; vì thế làm bạn cảm thấy căng thẳng, lo âu khi phải tuân thủ mục tiêu và thời gian phải hoàn thành được đặt ra. Thông qua đo lường tính cách dựa trên mô hình; bạn có thể vấn đề xác định một vai trò mới hoặc một công việc mới phù hợp với tính cách của bạn. 

Cho tuyển dụng: Nhà tuyển dụng sử dụng bài kiểm tra để giúp xác định chính xác khả năng của ứng viên sẽ phù hợp với vị trí cụ thể nào, và văn hóa của tổ chức hay không. Ví dụ, bạn nhìn vào nhiệm vụ của một vị trí và có thể đánh giá liệu vị trí phù hợp với làm theo nhóm hay làm độc lập, nhờ đó bạn có thể xác định ứng viên phù hợp cho vị trí đó.  

Với mô hình này, SureHCS hy vọng các nhà tuyển dụng có thể đánh giá và lựa chọn ứng cử viên phù hợp với công việc và doanh nghiệp của mình.

Theo nguồn https://blog.trginternational.com/

Bài viết tham khảo 

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn