Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều hình thành hệ thống quản trị nhân sự mang đặc thù riêng từ cách tổ chức công việc, mô hình quản lý, đến chính sách lương thưởng, đánh giá, đào tạo. Tuy nhiên, các phần mềm nhân sự đóng gói sẵn trên thị trường thường chỉ hỗ trợ các quy trình phổ biến, khó tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu đặc thù của từng tổ chức. Điều này khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng “vừa dùng vừa vá”, tức là vẫn phải xử lý nhiều nghiệp vụ ngoài hệ thống bằng thủ công hoặc phần mềm rời rạc.
Đặc biệt, với những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, hoạt động đa chi nhánh hoặc có quy trình quản lý nhân sự phức tạp (chẳng hạn như phân ca linh hoạt, tính lương theo KPI, chấm công ngoài công ty…) thì việc xây dựng phần mềm quản lý nhân sự tùy chỉnh không chỉ giúp chuẩn hóa, tự động hóa quy trình mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ rệt trong vận hành.
1. Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự chọn Saas hay onpremise?
Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự là quá trình thiết kế phát triển một hệ thống phần mềm theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ quản lý toàn bộ vòng đời của nhân sự từ tuyển dụng, tiếp nhận, chấm công, tính lương, đánh giá năng lực đến đào tạo và phát triển nhân viên.
Khác với việc mua phần mềm HRM đóng gói, doanh nghiệp khi lựa chọn xây dựng hệ thống quản lý nhân sự riêng sẽ có quyền kiểm soát toàn diện về chức năng, cấu trúc dữ liệu, giao diện người dùng cùng khả năng tích hợp với các hệ thống khác (ví dụ: ERP, CRM, kế toán, sản xuất…).
Ví dụ minh họa: Một công ty logistics hoạt động 24/7 với hàng trăm nhân viên vận hành tại các kho hàng, trạm giao nhận, yêu cầu phần mềm HR phải tích hợp trực tiếp với máy chấm công vân tay tại kho đồng thời tính lương theo số chuyến giao hàng và thời gian làm thêm giờ thực tế. Trong trường hợp này, phần mềm đóng gói không đủ linh hoạt để xử lý bài toán chấm công – tính lương đặc thù. Việc xây dựng phần mềm nhân sự theo quy trình triển khai riêng của doanh nghiệp sẽ giúp đảm bảo tính chính xác minh bạch tối ưu chi phí vận hành.
Để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp, dưới đây là bảng so sánh giữa hai lựa chọn phổ biến hiện nay: tự xây dựng hệ thống quản lý nhân sự theo đặc thù nội bộ và sử dụng phần mềm HRM đóng gói có sẵn trên thị trường.
Tiêu chí | Phần mềm có sẵn (đóng gói) | Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự riêng |
Chi phí ban đầu | Thấp hơn, trả theo gói hoặc thuê bao | Cao hơn, đầu tư ban đầu lớn hơn |
Thời gian triển khai | Nhanh (vài tuần đến 2 tháng) | Lâu hơn (3–6 tháng hoặc theo module) |
Tùy biến theo quy trình nội bộ | Hạn chế (phải thích nghi theo phần mềm) | Linh hoạt cao, theo đúng quy trình doanh nghiệp |
Khả năng tích hợp hệ thống khác | Thường hạn chế, phụ thuộc nhà cung cấp | Tùy chỉnh theo nhu cầu, chủ động tích hợp |
Bảo mật kiểm soát dữ liệu | Phụ thuộc đơn vị cung cấp | Chủ động kiểm soát toàn bộ dữ liệu |
Chi phí dài hạn | Có thể phát sinh phí nâng cấp, người dùng | Có chi phí bảo trì nhưng kiểm soát tốt hơn |
Mở rộng và nâng cấp | Giới hạn nếu vượt ngoài cấu trúc sẵn | Dễ nâng cấp theo giai đoạn phát triển của DN |
Khi nào nên chọn phần mềm có sẵn?
- Doanh nghiệp nhỏ, ít yêu cầu đặc thù
- Cần giải pháp nhanh, dùng được ngay
- Chưa có đội ngũ nhân sự vận hành công nghệ nội bộ
Khi nào nên chọn xây dựng hệ thống quản lý nhân sự riêng?
- Doanh nghiệp vừa và lớn có quy trình nhân sự phức tạp
- Muốn đồng bộ toàn bộ vận hành từ nhân sự đến tài chính, kế toán
- Định hướng số hóa sâu dài hạn, chủ động kiểm soát công nghệ
Tóm lại, việc chủ động đầu tư xây dựng phần mềm quản lý nhân sự là một lựa chọn chiến lược, không chỉ giải quyết bài toán nội tại mà còn hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số một cách phù hợp với đặc thù định hướng phát triển riêng của mình.
2. Khi nào doanh nghiệp nên cân nhắc xây dựng phần mềm quản lý nhân sự riêng?
Không phải doanh nghiệp nào cũng cần hoặc phù hợp với việc xây dựng phần mềm quản lý nhân sự riêng ngay từ đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, đây lại là lựa chọn chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát nội bộ tối ưu chi phí dài hạn. Dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy tổ chức nên cân nhắc nghiêm túc phương án này.
2.1. Doanh nghiệp có quy mô nhân sự lớn hoặc đang tăng trưởng nhanh
Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô trên 200 nhân sự và liên tục tuyển mới, việc quản lý hồ sơ, chấm công, tính lương hay đánh giá hiệu suất theo phương pháp thủ công hoặc bằng các công cụ rời rạc sẽ nhanh chóng trở nên quá tải. Trong trường hợp này, việc xây dựng hệ thống quản lý nhân sự được thiết kế riêng theo cấu trúc tổ chức, đặc thù ngành nghề, tốc độ phát triển sẽ giúp ổn định hệ thống nhân sự, giảm thiểu sai sót tiết kiệm thời gian đáng kể.
2.2. Doanh nghiệp có nhiều quy trình nhân sự đặc thù
Nếu doanh nghiệp đang áp dụng các hình thức tính lương phức tạp như tính theo ca làm linh hoạt, hiệu suất KPI từng bộ phận, hoặc có các chính sách thưởng phạt nội bộ riêng biệt, thì phần mềm đóng gói thường không đáp ứng đủ. Quy trình triển khai phần mềm nhân sự tùy chỉnh sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng chức năng theo đúng logic hoạt động, không cần “bẻ” quy trình để phù hợp với phần mềm có sẵn.
2.3. Đã sử dụng phần mềm thị trường nhưng vẫn phải xử lý thủ công nhiều nghiệp vụ
Đây là thực trạng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm HRM đóng gói. Việc vẫn phải dùng Excel để tổng hợp công, xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn hoặc nhập liệu lại từ hệ thống khác cho thấy phần mềm hiện tại chưa hỗ trợ toàn diện. Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự riêng có thể giải quyết triệt để các điểm nghẽn này thông qua việc tích hợp đa hệ thống tối ưu quy trình một cách có chủ đích.
2.4. Cần kiểm soát dữ liệu nhân sự ở mức độ cao
Với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm (ngân hàng, tài chính, công nghệ…) thì yêu cầu bảo mật kiểm soát dữ liệu nhân sự là tối quan trọng. Việc tự chủ hệ thống giúp doanh nghiệp tránh phụ thuộc vào bên cung cấp, linh hoạt trong việc phân quyền, mã hóa kiểm soát truy cập.
2.5. Doanh nghiệp có năng lực nội bộ hoặc đối tác phát triển uy tín
Một điều kiện cần thiết để xây dựng hệ thống phần mềm riêng là có đội ngũ nội bộ đủ hiểu nghiệp vụ hoặc tìm được đối tác phát triển uy tín, có kinh nghiệm triển khai phần mềm HRM cho các tổ chức tương đồng. Có như vậy, quá trình phát triển mới đảm bảo tiến độ, chất lượng và chi phí đầu tư hợp lý.
3. Lợi ích thực tế khi xây dựng phần mềm quản lý nhân sự riêng cho doanh nghiệp
Không chỉ là giải pháp thay thế phần mềm đóng gói, việc xây dựng hệ thống quản lý nhân sự riêng mang lại cho doanh nghiệp nhiều giá trị thực tế cả về vận hành, chiến lược lẫn tài chính. Dưới đây là những lợi ích tiêu biểu.
- Tùy chỉnh linh hoạt theo quy trình nội bộ: Mỗi doanh nghiệp có một quy trình quản trị nhân sự khác nhau từ cách tiếp nhận nhân viên mới, duyệt đơn xin nghỉ phép cho đến chính sách thăng tiến. Phần mềm nhân sự tự phát triển cho phép doanh nghiệp định hình lại quy trình theo đúng cách vận hành hiện tại, đồng thời dễ dàng điều chỉnh khi có thay đổi trong cơ cấu hoặc định hướng kinh doanh loại bỏ rào cản “phải thay đổi quy trình để phù hợp phần mềm”.
- Nâng cao hiệu quả vận hành bộ phận nhân sự: Các thao tác thủ công như tổng hợp bảng công, nhập dữ liệu tính lương, gửi email thông báo… đều có thể được tự động hóa trong hệ thống. Không chỉ giúp giảm khối lượng công việc lặp lại mà còn tăng tính chính xác, tiết kiệm thời gian xử lý giảm thiểu rủi ro sai sót.
- Tối ưu chi phí nhân sự gián tiếp: Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn phần mềm đóng gói nhưng về lâu dài, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí như thuê ngoài xử lý dữ liệu, chi phí phần mềm bổ sung hay thời gian lao động gián tiếp bị lãng phí cho những công việc lặp đi lặp lại. Quy trình triển khai phần mềm nhân sự phù hợp giúp đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu.
- Kiểm soát bảo mật dữ liệu nhân sự: Dữ liệu về lương, hồ sơ cá nhân, hợp đồng lao động hay quá trình đánh giá năng lực đều là thông tin nhạy cảm. Việc chủ động quản lý hệ thống phần mềm giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ việc truy cập, sao lưu và phân quyền người dùng, tránh được rủi ro rò rỉ dữ liệu từ bên thứ ba hoặc do nhân sự nội bộ thiếu ý thức.
- Khả năng tích hợp linh hoạt với các hệ thống khác: Một hệ thống nhân sự riêng có thể dễ dàng kết nối với các nền tảng khác như ERP, CRM, kế toán hay hệ thống báo cáo nội bộ (BI). Điều này giúp tạo ra một hệ sinh thái dữ liệu thống nhất, hỗ trợ quản lý doanh nghiệp toàn diện, từ hoạt động đến tài chính – nhân sự.
4. Các bước trong quy trình xây dựng phần mềm quản lý nhân sự
Một phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả không thể chỉ được xây dựng dựa trên ý tưởng chung chung mà phải được triển khai theo một lộ trình rõ ràng, bài bản, phù hợp với đặc thù tổ chức. Dưới đây là quy trình triển khai phần mềm nhân sự theo từng bước cụ thể, giúp doanh nghiệp không chỉ có một hệ thống vận hành ổn định mà còn tối ưu hiệu suất và giá trị đầu tư dài hạn.
Bước 1. Phân tích nhu cầu nội bộ, đặc thù quản trị nhân sự
Trước khi bắt tay vào lập trình hay chọn công nghệ, điều cốt lõi là hiểu rõ nhu cầu thực tế từ bên trong tổ chức. Mỗi phòng ban, mỗi cấp quản lý đều có những yêu cầu riêng trong việc sử dụng phần mềm: từ quản lý chấm công linh hoạt, theo dõi quá trình thử việc, cho đến đánh giá hiệu suất hoặc xử lý hồ sơ nhân sự.
Đây là giai đoạn doanh nghiệp nên tổ chức các cuộc phỏng vấn, khảo sát nội bộ hoặc workshop giữa các phòng ban để:
- Thu thập yêu cầu nghiệp vụ một cách hệ thống
- Xác định đâu là vấn đề ưu tiên cần giải quyết: Là rút ngắn thời gian tính lương? Giảm lỗi sai khi cập nhật hồ sơ? Hay tăng khả năng giám sát KPI?
Ví dụ: Một công ty phân phối hàng tiêu dùng thường xuyên có nhân viên di chuyển giữa các khu vực sẽ cần hệ thống tích hợp chấm công GPS và đơn từ trực tuyến, thay vì bảng công giấy hoặc ca làm cố định.
Bước 2. Thiết kế giải pháp, kiến trúc hệ thống
Sau khi đã có đủ thông tin, bước tiếp theo là chuyển nhu cầu thành giải pháp. Đây là lúc tổ chức cần mô tả rõ phần mềm sẽ vận hành như thế nào: các chức năng chính, mối quan hệ giữa các bộ phận, dữ liệu nào được lưu trữ, ai có quyền truy cập.
Cụ thể, cần làm rõ các nội dung sau:
- Giao diện người dùng (UI): Có dễ sử dụng, thân thiện cho cả nhân viên và quản lý không?
- Luồng xử lý công việc: Ví dụ, quy trình duyệt đơn xin nghỉ có đi từ nhân viên → quản lý trực tiếp → phòng nhân sự?
- Cấu trúc dữ liệu: Các trường thông tin nào cần lưu trữ, ví dụ như mã nhân viên, thông tin hợp đồng, thời gian công tác…
- Phân quyền người dùng: Mỗi nhóm người dùng (HR, quản lý, nhân viên) cần có quyền xem/sửa khác nhau để đảm bảo tính bảo mật.
Việc thiết kế đúng ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp tránh tình trạng “vẽ xong rồi lại sửa”, tiết kiệm đáng kể chi phí – thời gian.
Bước 3. Lựa chọn công nghệ và đối tác phát triển
Không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn đội ngũ công nghệ để tự xây dựng phần mềm nhân sự, do đó việc chọn đối tác phát triển đóng vai trò then chốt. Một đối tác phù hợp cần đáp ứng những tiêu chí sau:
- Hiểu sâu về quản trị nhân sự, không chỉ giỏi kỹ thuật
- Có kinh nghiệm triển khai cho doanh nghiệp cùng ngành hoặc quy mô tương tự
- Sử dụng nền tảng công nghệ mở, dễ nâng cấp tích hợp
Ví dụ, nếu doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán riêng, hệ thống HRM nên có khả năng kết nối để tự động đồng bộ dữ liệu lương thưởng và thuế tránh nhập liệu thủ công hai lần.
Bước 4. Lập kế hoạch triển khai từng giai đoạn (phân module)
Thay vì cố gắng xây dựng toàn bộ hệ thống trong một lần, doanh nghiệp nên chia nhỏ quá trình triển khai thành từng giai đoạn rõ ràng – gọi là triển khai theo module. Cách tiếp cận này giúp kiểm soát tốt tiến độ, dễ điều chỉnh đảm bảo từng phần hoạt động ổn định trước khi mở rộng.
Thông thường, có thể triển khai theo trình tự sau:
- Quản lý hồ sơ nhân sự (HR Profile)
- Chấm công – Tính lương
- Tuyển dụng – Onboarding
- Đào tạo – Phát triển
- Đánh giá năng lực – KPI
Việc ưu tiên module nào trước phụ thuộc vào mức độ cấp thiết của từng vấn đề nội tại, ví dụ nếu doanh nghiệp đang mất quá nhiều thời gian xử lý bảng công – lương thì nên bắt đầu từ phân hệ chấm công – tính lương.
Bước 5. Đào tạo kiểm thử (UAT – User Acceptance Test)
Đây là bước không thể thiếu để đảm bảo phần mềm khi đưa vào vận hành thực tế sẽ không gây khó khăn cho người dùng. Cần tổ chức đào tạo cho từng vai trò:
- Nhân viên: sử dụng hệ thống để xin nghỉ, cập nhật thông tin
- Quản lý: phê duyệt đề xuất, theo dõi báo cáo
- Phòng nhân sự: vận hành, điều chỉnh, xuất báo cáo
Song song với đào tạo là kiểm thử với dữ liệu thực tế, thường gọi là giai đoạn UAT. Doanh nghiệp nên nhập thử một phần dữ liệu thật để kiểm tra tính chính xác: từ chấm công, đến tính lương hay tính năng xuất báo cáo tổng hợp.
Bước 6. Triển khai chính thức và bảo trì nâng cấp
Sau khi hệ thống đã được kiểm thử thành công, doanh nghiệp bắt đầu chuyển sang giai đoạn triển khai chính thức. Tuy nhiên, điều quan trọng là không dừng lại ở việc “đưa vào sử dụng” mà phải duy trì cơ chế theo dõi hiệu quả sau triển khai: thời gian xử lý công việc có giảm? Tỷ lệ lỗi có thấp hơn? Nhân viên có phản hồi tích cực?
Ngoài ra, cần có kế hoạch bảo trì nâng cấp định kỳ, vì các chính sách nhân sự, quy định pháp luật hoặc mô hình tổ chức đều có thể thay đổi theo thời gian. Một hệ thống linh hoạt, dễ nâng cấp sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được sự ổn định dài hạn.
Một quy trình triển khai phần mềm nhân sự bài bản sẽ giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo tính vận hành ổn định, vừa mở ra nền tảng để phát triển chiến lược nhân sự dài hạn.
5. Tiêu chí chọn đối tác xây dựng phần mềm quản lý nhân sự uy tín
Việc xây dựng phần mềm quản lý nhân sự là một dự án đầu tư dài hạn, đòi hỏi không chỉ năng lực công nghệ mà còn sự hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ nhân sự và cách vận hành của doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn đối tác triển khai đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả bền vững của hệ thống sau này.
Dưới đây là những tiêu chí quan trọng giúp doanh nghiệp chọn đúng đối tác phát triển phần mềm nhân sự phù hợp:
5.1. Có kinh nghiệm triển khai thực tế trong đa dạng ngành nghề
Một đối tác đã từng triển khai phần mềm HRM cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực (sản xuất, logistics, tài chính, bán lẻ…) sẽ có lợi thế trong việc gợi ý mô hình vận hành, cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn và rút ngắn thời gian làm rõ yêu cầu. Kinh nghiệm thực tế là yếu tố then chốt để đảm bảo phần mềm xây dựng ra phù hợp với quy trình quản trị nội bộ, đặc thù ngành.
Ví dụ: Một doanh nghiệp bán lẻ có hàng trăm nhân viên thời vụ tại nhiều điểm bán khác nhau sẽ cần đối tác hiểu rõ cơ chế chấm công linh hoạt và tính lương theo ca gãy, không phải ai cũng triển khai được mô hình này hiệu quả.
5.2. Có đội ngũ phân tích nghiệp vụ nhân sự bài bản
Nhiều dự án thất bại không phải vì lỗi kỹ thuật, mà do hiểu sai hoặc không làm rõ được nghiệp vụ thực tế. Một đối tác chuyên nghiệp cần có Business Analyst (chuyên gia phân tích nghiệp vụ) am hiểu về nhân sự, có thể làm việc trực tiếp với các phòng ban trong doanh nghiệp để “dịch” yêu cầu thực tế thành logic phần mềm.
Điều này đặc biệt quan trọng trong quy trình triển khai phần mềm nhân sự, vì hệ thống HRM liên quan đến rất nhiều bộ phận như hành chính, kế toán, quản lý cấp trung và cả nhân viên sử dụng hằng ngày.
5.3. Có năng lực bảo trì, nâng cấp và đồng hành lâu dài
Phần mềm quản lý nhân sự không phải sản phẩm “triển khai một lần rồi xong”. Luật lao động thay đổi, mô hình kinh doanh điều chỉnh, doanh nghiệp sáp nhập hoặc mở rộng chi nhánh, tất cả những yếu tố đó đòi hỏi hệ thống cần được cập nhật thường xuyên. Do đó, đối tác uy tín phải có dịch vụ bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật rõ ràng, cam kết đồng hành ít nhất 3–5 năm sau triển khai.
Doanh nghiệp cũng nên yêu cầu hồ sơ cam kết SLA (Service Level Agreement) với các tiêu chí như thời gian phản hồi sự cố, thời gian khắc phục, chính sách nâng cấp.
5.4. Đảm bảo cam kết bảo mật dữ liệu
Dữ liệu nhân sự chứa nhiều thông tin nhạy cảm như lương, hợp đồng, đánh giá nội bộ, thông tin cá nhân. Việc lựa chọn đối tác cần đặt tiêu chuẩn cao về chính sách bảo mật, bao gồm:
- Cơ chế phân quyền truy cập dữ liệu
- Cam kết không chia sẻ thông tin cho bên thứ ba
- Hạ tầng lưu trữ an toàn (on-premise hoặc cloud bảo mật cao)
- Có hợp đồng pháp lý rõ ràng về trách nhiệm khi xảy ra sự cố
Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng tối ưu nguồn lực nâng cao trải nghiệm nhân sự, Lạc Việt SureHCS nổi bật như một giải pháp phần mềm quản lý nhân sự toàn diện cho phép triển khai linh hoạt theo mô hình đóng gói hoặc tùy chỉnh theo yêu cầu riêng. Với hơn 20 năm đồng hành cùng nhiều tổ chức lớn, SureHCS không chỉ cung cấp nền tảng công nghệ vững chắc mà còn sở hữu đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ nhân sự Việt Nam. Đặc biệt, hệ thống cho phép triển khai on-premise, dễ tích hợp với phần mềm hiện có được thiết kế theo quy trình triển khai phần mềm nhân sự bài bản, phù hợp với đặc thù từng doanh nghiệp.
Cứ mỗi tháng, phòng nhân sự lại quay cuồng với hàng loạt vấn đề:
- Vị trí trống kéo dài nhưng tuyển mãi không ra người phù hợp.
- Nhân viên nghỉ việc đột ngột khiến công việc đình trệ.
- Lương thưởng sai sót gây mất lòng tin.
- Chấm công vẫn phụ thuộc vào giấy tờ thủ công, dễ gian lận.
Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp có thể vượt qua những thách thức này và xây dựng một đội ngũ nhân viên mạnh mẽ, gắn kết?
LV SureHCS – Giải pháp quản lý nhân sự toàn diện cho 1000+ doanh nghiệp
- Hệ thống quản lý tuyển dụng toàn diện: Đăng tin miễn phí, tìm kiếm ứng viên không giới hạn và kết nối đa nền tảng; Cổng thông tin ứng viên hiện đại.
- Chuẩn hóa quy trình hội nhập: Truyền tải, cung cấp thông tin nội bộ đầy đủ; Theo dõi mức độ hòa nhập, phát triển và hiệu suất của nhân viên.
- Xây dựng chương trình phúc lợi trọn vẹn: Quản lý cơ cấu và tìm kiếm truy xuất nhanh hồ sơ nhân sự; Linh hoạt trong Chấm công – Lương – Thưởng – Bảo hiểm – Thuế TNCN; Hệ thống báo cáo công việc đa dạng, chính xác.
- Đánh giá nhân viên và hoạch định nhân tài: Đo lường năng suất chính xác; Thiết lập khung năng lực cốt lõi từ đó xây dựng yêu cầu đào tạo phát triển.
- Quản lý đào tạo và phát triển: Cho phép xây dựng lộ trình phát triển cá nhân; chương trình học và thi trực tuyến; Quản lý, theo dõi và đánh giá kết quả sau đào tạo.
- Quản lý Offboarding chuyên nghiệp: Quy trình bàn giao nhanh chóng; Dữ liệu và hồ sơ nhân viên được lưu trữ toàn diện; Khảo sát mức độ hài lòng xuyên suốt vòng đời nhân viên;
XEM CHI TIẾT TÍNH NĂNG GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI ĐÂY
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0901 555 063
- Email: [email protected] | Website: https://www.surehcs.com/
- Địa chỉ văn phòng: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Việc xây dựng phần mềm quản lý nhân sự không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ vào vận hành mà còn là bước chuyển mình chiến lược trong cách doanh nghiệp nhìn nhận và khai thác nguồn lực con người. Nếu được triển khai đúng hướng, phần mềm không chỉ giúp giảm tải công việc hành chính mà còn tạo ra một nền tảng dữ liệu minh bạch, thúc đẩy hiệu suất đồng thời tăng cường gắn kết phát triển nhân tài nội bộ.
Dù lựa chọn phần mềm đóng gói hay xây dựng hệ thống theo yêu cầu điều quan trọng nhất vẫn là phải xuất phát từ vấn đề thực tế của tổ chức, lựa chọn đúng đối tác đồng hành để có một lộ trình triển khai rõ ràng.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp nhân sự thông minh linh hoạt phát triển lâu dài, hãy cân nhắc thử nghiệm hoặc nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên gia của Lạc Việt SureHCS nền tảng được thiết kế để phát triển cùng tổ chức của bạn.
- Đăng ký demo tư vấn miễn phí cùng chuyên gia tại đây
- Tải brochure giải pháp SureHCS – xây dựng hệ thống quản lý nhân sự phù hợp nhất cho bạn