Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Created with Fabric.js 3.6.3
Tư vấn phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện

Lạc Việt sureHCS là “cánh tay phải đắc lực” của hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 1995.

Hotline: 0901 55 50 63

Top 10 xu hướng Quản lý hiệu suất năm 2023

Quản lý hiệu suất

Với mỗi nhân viên thế hệ cũ nghỉ hưu, một thế hệ trẻ sẽ được thêm vào lực lượng lao động toàn cầu. Điều này đã dẫn đến một sự thay đổi mạnh mẽ trong Quản lý hiệu suất từ cách thức tổ chức công việc, đối xử với nhân viên và các quy trình quản lý của DN. Đặc biệt, khi mà “Tương lai cuả Mạng xã hội Doanh Nghiệp – Workplace” không phải là trong tương lai nữa. Thế giới đang chào đón những người thuộc thế hệ millennials chiếm phần lớn dân số lao động. Thế hệ millennials đã bắt đầu và có thể sẽ phát triển nhanh hơn dự kiến.

Theo kết quả nghiên cứu của Mark Emmons & Millennial Branding người thuộc thế hệ Y (Millennials) có:

  • 27% làm quản lý
  • 5% làm quản lý cao cấp
  • 2% là giám đốc điều hành.

Số liệu này cũng cho thấy:

  • 47% có nguyện vọng làm giám đốc
  • 7% nhắm tới chức giám đốc điều hành
  • 15% muốn có doanh nghiệp riêng.

Liên quan đến điều này, một trong những khía cạnh quan trọng nhất và cũng thay đổi nhanh nhất chính là quản lý năng suất. Làm thế nào DN Quản trị và nâng cao hiệu suất làm việc cho nhân viên?. Cách phản ứng của cả hai sao cho gắn kết?. Việc thay đổi cách quản lý hiệu suất ngày càng được phát triển một cách rõ ràng hơn. Ngay trong năm 2019 đã xuất hiện nhiều xu thế mới về quản lý hiệu suất (năng suất). Dưới đây là 10 xu hướng quản lý hiệu suất hàng đầu sẽ trở nên phổ biến trên toàn cầu vào năm 2020:

1. Thông tin phản hồi trong Quản lý hiệu suất

Trước kia hầu như DN nào trên thế giới cũng có đúc kết thông tin về năng suất hàng năm cho dù là DN ngành nào, lớn hay nhỏ.  Nay thì ở đâu cũng cần có, cần thu thập thông tin này. Gartner cho biết có 81% giám đốc HR miệt mài tìm cách thay đổi hệ thống quản lý năng suất trong DN mình nhưng chưa tới 1/5 trong số đó tin rằng hệ thống hiện thời đang thành công.

2. Phản hồi 360 độ để Quản lý hiệu suất

Có nhiều DN thu thập thông tin phản hồi quanh năm. Họ không bỏ ngày nào, có thể nói giám đốc thường xuyên kiểm tra năng suất của nhân viên. Đó là chưa kể mỗi nhân viên đều cung cấp thông tin về năng suất của đồng nghiệp của mình nên thông tin mà giám đốc thu thập càng chính xác hơn. Điều này không chỉ góp phần loại bỏ thành kiến mà còn giúp cho thông tin minh bạch, chính xác hơn.

3. Ứng dụng công nghệ trong Quản lý hiệu suất

Thị trường phần mềm quản lý năng suất đang rộ lên, nhất là trong lĩnh vực HR. Chủ yếu là do cách thức quản lý năng suất hay thay đổi. Xu thế hiện nay là tích hợp công nghệ Next-gen với các nền tảng truyền thống như  Outlook, Excel …

SaaS

SaaS (Software as a Service) là một trong những chương trình mới nhất về quản lý năng suất DN. Nó giúp DN gánh vác được 70% tác vụ thường lệ hàng ngày. Nhờ vậy HR mới dễ tập trung vào những việc quan trọng như tuyển dụng nhân viên, chỉ số hạnh phúc, năng suất nhân viên. Đó chính là những phần mềm quản lý online trên nền tảng đám mây. Nền tảng này dễ truy cập và truyền thông nhanh khi phân tích năng suất, cung cấp/ghi nhận thông tin phản hồi. Công cụ HRMS (Human Resource Management System) đang phổ biến khắp thế giới nhờ tăng được 40% khả năng quản lý năng suất.

4. Quản lý bằng thiết bị di động

Bạn có biết rằng: Có 46% nhân viên cho là nếu quản lý công việc qua thiết bị di động thì có thể tiết kiệm được 30 phút làm việc?

Điện thoại di động đã làm cho chúng ta phải thay đổi lối sống hàng ngày ở mọi nơi. Hầu như nhân viên nào cũng có điện thoại thông minh trong tay. Vì vậy, nếu quản lý năng suất qua điện thoại di động được thì càng có lợi cho việc tăng năng suất.

Hệ thống này được ưa chuộng vì có chúng giúp việc truyền thông, quản lý, truy cập mọi lúc mọi nơi. Bởi vậy cho dù bạn ở bất kỳ đâu hay đang đi máy bay vượt đại dương thì điện thoại di động vẫn không để bạn mất liên lạc với công việc của bạn đâu.

5. Bảng điều khiển trực quan (DashBoard)

Đã xa rồi cái thời phải biên dịch dữ liệu và lập báo cáo qua phần mềm offline.  Bây giờ mấy việc phiền toái đó đâu còn đáng ngại nữa vì DN thời nay đang chuyển sang bảng điều khiển online. Một hệ thống lun trực tuyến để phân tích, gửi/nhận thông tin và quản lý công việc. Bảng điều khiển này ngoài sử dụng nội bộ, cấp quản lý còn dùng giới thiệu cho DN khác biết những cái hay của nó nữa.

6. Mục tiêu cá nhân phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp

Trong thời đại mà cá nhân nào cũng ưu tiên số 1 cho sự phát triển bản thân thì DN phải bảo đảm mục tiêu của mình không trái với những gì mà nhân viên hướng tới.  Người tài cũng vậy, nếu DN nêu rõ mục tiêu của mình thì bảo đảm họ sẽ toàn tâm toàn ý hợp tác với DN.

7. OKR (Objectives & Key Results) trong Quản lý hiệu suất

OKR (Objectives & Key Results) là một trong những phương pháp luận mới nhất đang được các công ty toàn cầu ứng dụng. Điển hình là Google and Facebook vận dụng vào việc tăng cường khả năng tương hợp với sự phát triển bản thân của nhân viên. Hiện có nhiều DN đang chuyển nhanh sang công cụ OKR. Phương pháp này giúp ban lãnh đạo dễ giao mục tiêu, theo dõi tiến độ thực hiện. Đ̣ồng thời cũng quan tâm đến sự phát triển bản thân của nhân viên.

8. Minh bạch khi triển khai hệ thống Quản lý hiệu suất

Nhân viên thời nay thích DN minh bạch vì đối với họ, phải minh bạch thì mới giữ chân họ lâu dài được. Có 52% số người thuộc thế hệ Z tuyên bố rằng: phẩm chất quan trọng nhất mà nhà lãnh đạo phải có là trung thực và minh bạch. Nhà lãnh đạo phải vậy thì họ mới trung thành và gắn bó lâu dài.

Có hai công ty đòi hỏi cao về tính minh bạch, đó là Whole Foods và Buffer. Thậm chí lương bổng họ cũng công khai luôn. Đối với những thị trường đang phát triển như Ấn Độ chẳng hạn thì làm như vậy có thể không hợp lý. Tuy nhiê cũng có nhiều DN chấp nhận công khai kế hoạch của mình. Theo họ, có biết cái hay cái trở ngại của người khác thì mình mới hoàn thiện mình hơn.

9. Kinh tế Gig đang lên

Nhân viên ngày nay đã thay đổi cách nhìn về thâm niên làm việc. Bằng chứng là số người thích đổi việc càng ngày càng nhiều. Trung bình thế hệ mới chỉ trụ hai năm rồi chuyển sang DN khác để lãnh lương nhiều hơn. Hoặc đơn giản họ cần tìm môi trường tốt hơn. Dự kiến năm 2020 xu thế này sẽ tăng 36%. Bởi vậy công ty nào không cải thiện lương bổng, môi trường thì khó giữ chân nhân viên lâu được. Đặc biệt là trong số những người bỏ việc có không ít chuyên viên chuyển sang làm freelance. Thậm chí họ chỉ chịu hợp đồng ngắn hạn mà thôi, cái này cũng gọi là kinh tế Gig.

10. Freelancer chất lượng cao

Kinh tế GIG đang lên nên số người làm freelancer cũng tăng theo.  Xu thế này phát triển nhanh đến nỗi năm 2019:

  • Lực lượng lao động ở Hoa Kỳ có tới 34% làm freelancer.
  • 69% những người làm freelancer cho biết là nhờ công nghệ nên các dự án freelancer dễ nắm bắt hơn. Bên cảnh đó là giờ giấc thoải mái,thù lao cũng cao hơn lương làm việc toàn thời gian.

Làm freelancer đang là xu thế thịnh hành. Do vậy, DN cũng cần điều chỉnh chính sách cho phù hợp với người làm freelancer để khỏi bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận.

Kết luận

Môi trường làm việc đang thay đổi từng ngày. Vì vậy DN phải bắt nhịp với các xu thế mới để thu hút người tài về với mình. Ngoài xu thế trên còn có nhiều ý tưởng mới như nhân viên làm việc từ xa chẳng hạn. Và rất có thể các ý tưởng mới sẽ chiếm ưu thế trong vài năm tới, cùng SureHCS đón chờ kết quả nhé!

Nguồn từ https://pacific.co.in. Dịch bởi nhóm nội dung Công ty CPTH Lạc Việt

Bài viết liên quan

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn