Lạc Việt sureHCS

Created with Fabric.js 3.6.3
Tư vấn phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện

Lạc Việt sureHCS là “cánh tay phải đắc lực” của hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 1995.

Hotline: 0901 55 50 63

9 Cách tạo động lực cho nhân viên CHƯA BAO GIỜ SAI

9 Cách tạo động lực cho nhân viên CHƯA BAO GIỜ SAI

Động lực được xem là yếu tố giúp cho mỗi nhân viên làm việc trở nên nhiệt huyết và hiệu quả. Biết được cách tạo động lực cho nhân viên cho thấy được khả năng quản trị nhân lực của một doanh nghiệp như thế nào. Một doanh nghiệp quản trị tốt sẽ luôn tạo ra những yếu tố tích cực giúp nhân viên luôn luôn phát triển và tạo ra được hiệu suất công việc tốt nhất.

Bài viết này, Lạc Việt SureHCS sẽ giới thiệu đến nhà quản trị 10 cách tạo động lực hiệu quả nhất.

1. Tại sao doanh nghiệp cần tạo động lực cho nhân viên?

Để thực hiện thành công và lâu dài cách tạo động lực cho nhân viên, nhà quản trị cần hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này như thế nào.

Cụ thể, tại sao doanh nghiệp cần tạo động lực cho nhân viên? Dưới đây là những nguyên nhân cần biết:

  • Một khi có được động lực làm việc, nhân việc sẽ vô cùng tập trung, dồn hết khả năng để thực hiện công việc nhằm đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và thành công nhất.
  • Tạo động lực giúp nhân viên trở nên gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp. Bởi họ hài lòng với những lợi ích mà họ nhận được khi làm việc tại đây.
  • Việc tạo động lực cũng giúp đội nhóm trở nên đoàn kết gắn bó hơn. Một khi đồng lòng đồng sức thì hiệu quả công việc ắt được tạo nên. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ ngày càng được mở rộng và phát triển hơn nữa trong tương lai.

cách tạo động lực cho nhân viên

2. Cách tạo động lực cho nhân viên nhanh, hiệu quả nhất

  1. Khen ngợi, khuyến khích sự nỗ lực của nhân viên
  2. Ghi nhận những nhân viên xứng đáng
  3. Chế độ đãi ngộ nhân viên công bằng
  4. Đào tạo, nâng cao trình độ và kỹ năng cho nhân viên
  5. Xây dựng, tạo sự tin tưởng cho nhân viên
  6. Tạo môi trường làm việc lý tưởng, năng động
  7. Phân quyền cho nhân viên
  8. Lắng nghe nhân viên
  9. Đưa ra những phản hồi hữu ích

2.1. Khen ngợi, khuyến khích sự nỗ lực của nhân viên

Nhiều nghiên cứu về quản trị nhân lực chỉ ra rằng, việc khen thưởng nhân viên bằng tiền bạc chiếm đến 25% đến động lực của một cá nhân. Cách tạo động lực cho nhân viên bằng hình thức khen thưởng đem lại hiệu suất công việc cực lớn và thúc đẩy sự nhiệt huyết của nhân viên với công việc của mình.

Việc khen ngợi nhân viên về hiệu quả công việc ngay cả khi họ mới làm được 1 nữa cũng là 1 cách để nhân viên thấy được sự trân trọng và được công nhận về nỗ lực mà họ bỏ ra. Việc khen ngợi, tuyên dương và khuyến khích sẽ tạo động lực cho nhân viên rất nhiều. Bên cạnh việc khen ngợi doanh nghiệp cũng cần trao tặng các phần thưởng tháng để khuyến khích như: các món quà gift coupon, điểm thưởng quy đổi thành các voucher mua hàng… Chỉ bằng những hình thức đơn giản này nhưng thực sự mang lại hiệu quả cao, tạo động lực nhân viên làm việc tốt hơn, góp phần tối ưu hiệu suất lao động.

2.2. Ghi nhận những nhân viên xứng đáng

Theo một số khảo sát thì các vấn đề liên quan đến lương thưởng chiếm 25% trong khi sự công nhận lại lên đến 17% tác động đến động lực của nhân viên. Ai trong chúng ta cũng mong muốn người khác ngưỡng mộ về những gì mình đạt được. Vì vậy việc ghi nhận những gì mà nhân viên làm được sẽ làm họ có thêm động lực và sự cố gắng để lần sau làm tốt hơn. Hãy ghi nhận công lao, hãy khen đúng lúc đúng người và đúng thời điểm… để nhân viên cảm thấy mọi việc họ làm có ý nghĩa.

Trong tháp nhu cầu Maslow nhu cầu cao nhất của một con người chính là mong ước được tự thể hiện bản thân, mong muốn được tôn trọng từ người khác. Trong công việc, nếu nhân viên nhận được sự công nhận, lời khen từ quản lý, cấp trên họ sẽ vô cùng tự hào, vui sướng khi những nỗ lực của mình được công nhận. Nhân viên cảm nhận được sự tôn trọng, giá trị của bản thân được công nhận sau nỗ lực của mình. Điều này sẽ trở thành bàn đạp và động lực tiếp theo giúp họ ngày càng nhiệt huyết và cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty.

2.3. Chế độ đãi ngộ nhân viên công bằng

tạo động lực cho nhân viên

Suy cho cùng, mỗi cá nhân đi làm một trong những mục tiêu họ quan tâm nhất vẫn là mức lương. Khi nhận được mức lương bản thân cảm thấy hài lòng và xứng đáng họ sẽ không còn bận tâm về vấn đề này nữa và tập trung vào việc cống hiến để tạo ra được hiệu quả công việc tốt nhất. Điều mà doanh nghiệp cần làm là chi trả cho họ mức lương mà họ cảm thấy hài lòng và phù hợp với chính sách của công ty.

Xây dựng các chế độ lương thưởng tùy theo năng lực, cũng như các khoản thêm cho các công việc ngoài giờ. Để nhân viên xác định rõ mục tiêu về thu nhập và tự tạo động lực, kế hoạch cho riêng mình để đạt mục tiêu đó.

2.4. Đào tạo, nâng cao trình độ và kỹ năng cho nhân viên

Cách tốt nhất để tạo động lực cho nhân viên là không ngừng đào tạo trang bị thêm các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mới cho nhân viên. Việc này không chỉ giúp nhân viên hoàn thành công việc được tốt hơn mà còn giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Doanh nghiệp cần cân nhắc và lựa chọn những nhân viên ưu tú để đào tạo tránh lãng phí tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.

2.5. Xây dựng, tạo sự tin tưởng cho nhân viên

Lòng tự trọng của con người tương đối cao vì vậy nếu doanh nghiệp không tin tưởng nhân viên của mình họ sẽ dễ rơi vào trạng thái tự ái, chán nản và đương nhiên hiệu quả công việc cũng sẽ không tốt. Doanh nghiệp cần phải cho nhân viên thấy họ được tin tưởng, cũng như doanh nghiệp chịu trách nhiệm với mọi lời nói và giải thích để nhân viên của mình không thất vọng. Niềm tin sẽ được xây dựng nhanh chóng nếu doanh nghiệp làm mọi việc tốt nhất có thể.

2.6. Tạo môi trường làm việc lý tưởng, năng động

tạo động lực cho nhân viên
Tạo môi trường làm việc lý tưởng, năng động

Làm việc trong môi trường áp lực căng thẳng lâu dài sẽ dễ dẫn đến sự chán nản trong nhân viên. Do đó doanh nghiệp cần tạo ra những hoạt động giải trí chẳng hạn như:  các trò chơi giữa giờ, tổ chức buổi happy hour, tặng quà nhân dịp sinh nhật, trang trí lại văn phòng nơi làm việc tạo không gian thoải mái …giúp nhân viên giải tỏa căng thẳng, tạo sự hứng khởi, kích thích sự sáng tạo, thúc đẩy nhân viên tập trung tinh thần làm việc tốt hơn.

Cách tạo động lực cho nhân viên này được rất nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng. Một môi trường thoải mái là môi trường chú trọng không gian, trang thiết bị làm việc, văn hóa công ty, … một khi nhân viên cảm thấy thoải mái có được tinh thần tốt nhất để mỗi ngày đi làm là một ngày vui thì chắc chắn họ sẽ tạo ra được một hiệu suất công việc cao nhất.

2.7. Phân quyền cho nhân viên

Cho phép nhân viên tự đưa ra các quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quyền hạn của nhân viên đó. Như vậy, khi được phân quyền nhân viên sẽ có cơ hội phát huy tài năng, năng lực và trách nhiệm vai trò đối với công việc được giao. Việc trao quyền này dựa trên sự tin tưởng nhân viên cũng như doanh nghiệp chấp nhận với rủi ro không may đem lại. Do đó các nhân viên lựa chọn gửi gắm thường là những nhân viên ưu tú, có tiềm năng. Đây cũng là cách tạo động lực cho nhân viên chuyên nghiệp và hiệu quả.

Việc tạo ra cơ hội để nhân viên được phát triển và phát huy được hết năng lực của mình không những tạo được động lực để họ gắn bó, tâm huyết với công việc mà còn giúp công ty khám phá ra được những khả năng mới của nhân viên để từ đó sử dụng những khả năng này một cách hiệu quả nhất giúp tiết kiệm được nguồn lực.

2.8. Lắng nghe nhân viên

Lăng nghe ý kiến, giãi bày của nhân viên trong công việc, đưa ra các giải pháp phù hợp giúp họ tháo gỡ các nút thắt, thúc đẩy công việc được tốt hơn. Việc lắng nghe và tôn trọng các ý kiến, yêu cầu của nhân viên không chỉ giúp tạo động lực còn làm tăng hiệu quả làm việc nhóm, xây dựng mối quan hệ hòa đồng, tin tưởng giữa nhân viên và doanh nghiệp.

Mỗi cá nhân khi làm việc trong môi trường gò bó, không được tôn trọng thì khả năng đem đến hiệu quả công việc cực kỳ thấp. Lúc này một là họ sẽ từ bỏ công việc này hai là trở thành “Zombie công sở” làm việc sống qua ngày mà không cống hiến.

Do vậy, việc lắng nghe nhu cầu, mong muốn và những khó khăn họ đang gặp phải không những giúp họ cảm thấy được tôn trọng mà còn nhanh chóng phát triển vấn đề để giải quyết triệt để giúp họ chuyên tâm vào công việc.

2.9. Đưa ra những phản hồi hữu ích

Doanh nghiệp cần biết cách đưa ra những phản hồi, nhận xét 1 cách khéo léo để nhân viên vừa thấy mặt thiếu sót yếu kém, vừa lấy đó như là lời chỉ bảo để nhân viên phát huy khả năng của mình. Đừng vội chỉ trích vào khuyết điểm, cần đưa ra những lời nhận xét tích cực lấy những sai lầm làm mục tiêu làm việc. Đối với nhân viên làm tốt công việc của mình đừng ngại đưa ra lời khen, khuyến khích để họ có thêm động lực làm việc tốt hơn.

thúc đẩy nhân viên làm việc

Kết luận

Những cách tạo động lực cho nhân viên ở trên không chỉ thúc đẩy năng suất lao động tại Doanh nghiệp. Mà còn trở thành một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài.  Với 09 cách tạo động lực cho nhân viên mà SureHCS cung cấp ở trên, doanh nghiệp sẽ có được chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả. Qua đây, nhà quản trị cũng nên nhớ rằng muốn doanh nghiệp tổ chức ngày càng phát triển thì yếu tố nòng cốt nhất vẫn là nhân viên. Mỗi một nhân viên có được động lực làm việc để cống hiến hết mình thì doanh nghiệp mới có thể lớn mạnh.

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Lý Minh
Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi thích ứng dụng công nghệ để thực hiện chuyển đổi số công tác quản lý nguồn nhân lực, bởi vì những “tinh hoa trí tuệ” này có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành nhân sự và xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Xem thêm >>>

Danh mục

Bài viết mới

Đăng ký nhận tin

Đăng ký bản tin
Chủ đề bạn quan tâm:
Bằng cách nhấn vào nút Đăng ký, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật thông tin của LV SureHCS.