Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Created with Fabric.js 3.6.3
Tư vấn phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện

Lạc Việt sureHCS là “cánh tay phải đắc lực” của hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 1995.

Hotline: 0901 55 50 63

Vai trò của trắc nghiệm tính cách DISC trong tuyển dụng

Trắc nghiệm tính cách DISC

Cuộc sống hiện đại càng khiến con người có nhu cầu hiểu hơn về các thiên hướng hành vi, phong cách bên ngoài và sở thích của từng cá nhân. Điều này càng quan trọng hơn trong quá trình tuyển dụng. Để xác định xem nhân sự có phù hợp với vị trí công việc hay không. Để xác định được tính cách của ứng cử viên, nhà tuyển dụng có thể sử dụng trắc nghiệm tính cách DISC trong tuyển dụng và đánh giá nhân sự.

Các nhà tuyển dụng có thể xác định được tính cách và tiềm năng của ứng viên cho công việc và các cá nhân cũng có thể phát huy được thế mạnh của mình trên con đường sự nghiệp và áp dụng DISC để đọc vị người đối diện. Cùng SureHCS tìm hiểu về trắc nghiệm tính cách DISC trong bài viết này nhé.

1. DISC là gì?

DISC là một công cụ xác định tính cách của người đối diện tại một thời điểm nhất định thông qua quan sát hành vi của họ dựa trên nghiên cứu của nhà tâm lý học William Moulton Marston. Theo lý thuyết này, tính cách của mỗi người trong số chúng ta đều nằm trong 4 khuôn mẫu hành vi của 4 nhóm: D (Dominance – Sự thống trị), I (Influence – Sự ảnh hưởng), S (Steadiness – Sự kiên định), C – (Compliance – Sự tuân thủ).

trắc nghiệm tính cách DISC là gì?

1.1 Nhóm người thủ lĩnh (D – Dominance)

Những người thuộc nhóm này luôn quan tâm đến một kết quả hoàn hảo, ở họ có sự tự tin và động lực để cạnh tranh. Với họ thử thách, hành động chính là động lực để họ đạt được kết quả. Điểm mạnh của các đối tượng thuộc nhóm này là tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán, đối diện vấn đề trực tiếp. Tuy nhiên hạn chế của họ là thiếu sự quan tâm đối với người khác, thiếu kiên nhẫn và hoài nghi.

Mục tiêu của nhóm người thủ lĩnh: Sẽ cần phải tốn nhiều năng lượng hơn để:
  • Đạt được mục tiêu xuất sắc
  • Độc lập
  • Hướng đến những cơ hội mới
  • Kiểm soát những người đối diện
  • Thể hiện tính kiên nhẫn.
  • Biểu hiện sự nhạy cảm.
  • Chú trọng vào các chi tiết.
  • Cho phép bản thân cân nhắc.

1.2 Nhóm người tạo ảnh hưởng (I – Influence)

Với những người thuộc nhóm tạo ảnh hưởng họ sẽ luôn dùng sự cởi mở và những mối quan hệ của mình để tạo ra sự ảnh hưởng hoặc thuyết phục người khác. Những đối tượng thuộc nhóm này thường là người huyết phục, nhiệt tình, ấm áp, luôn lạc quan và có niềm tin vào người khác. Tuy nhiên họ cũng dễ bị giới hạn bởi việc bốc đồng hoặc thiếu tổ chức.

Mục tiêu của Nhóm người Tạo ảnh hưởng:

Sẽ cần phải tốn nhiều năng lượng hơn để:

  • Đạt được chiến thắng bằng sự tinh tế
  • Có tình bạn tốt và luôn cảm thấy hạnh phúc
  • Có uy tín trong cộng đồng hoặc đạt được sự nổi tiếng
  • Nghiên cứu tất cả mọi khía cạnh
  • Nói chuyện trực tiếp và thẳng thắn
  • Giữ sự tập trung trong một khoảng thời gian dài
  • Theo dõi xuyên suốt triệt để

1.3 Nhóm người kiên định (S – Steadiness)

Những người thuộc nhóm kiên định họ sẽ chú trọng đến các yếu tố như chân thành, hợp tác, tin cậy. Họ có những tính cách như bình tĩnh, điềm đạm, kiên nhẫn, ổn định, nhất quán và có thể lường trước được các vấn đề có thể xảy ra. Vì vậy mà họ sợ sự thay đổi, sợ mất ổn định và bị xúc phạm. Tuy nhiên bạn có thể tin tưởng vào chỉ số trung thành và bảo mật của nhóm đối tượng này.

Mục tiêu của Nhóm người Kiên định:

Sẽ cần phải tốn nhiều năng lượng hơn để:

  • Đạt được thành tích cá nhân
  • Đạt được sự ủng hộ của một nhóm người
  • Làm việc trong môi trường được kiểm soát và không có nhiều sự thay đổi
  • Nhanh chóng thích ứng với thay đổi hoặc kỳ vọng không rõ ràng
  • Đa nhiệm
  • Quảng bá bản thân
  • Đối đầu với người khác

1.4 Nhóm người tận tâm (C- Compliance)

Một nhóm cuối cùng trong nhóm tính cách DISC đó chính là nhóm người tận tâm. Họ là những người chú trọng vào chất lượng và độ chính xác, có chuyên môn cao. Họ luôn để ý đến độ chính xác trong công việc và duy trì sự ổn định đó. Những tính từ được dành cho học đó là cẩn thận, thận trọng, làm việc có hệ thống, chính xác, lịch sự và biết cách ngoại giao. Tuy nhiên vì quá chú trọng đến chất lượng và độ chính xác của công việc mà họ dễ rơi vào trạng thái cô lập, quá tải và thậm chí mắc sai lầm.

Mục tiêu của những người Tận Tâm:

Sẽ cần phải tốn nhiều năng lượng hơn để:

  • Có quy trình làm việc khách quan, đạt độ chính xác cao
  • Phong thái ổn định và tin cậy
  • Có kiến thức và chuyên môn
  • Phát triển cá nhân
  • Buông bỏ và phân công nhiệm vụ
  • Thỏa hiệp vì lợi ích của nhóm
  • Tham gia các sự kiện xã hội và của tổ chức
  • Đưa ra quyết định nhanh chóng

2. Lợi ích từ trắc nghiệm tính cách DISC trong tuyển dụng

Hình thức trắc nghiệm DISC ngày càng được áp dụng phổ biến vào tuyển dụng nhân sự để giúp nhà tuyển dụng hiểu được tính cách cũng như đưa ra quyết định đối với ứng cử viên.

Bên cạnh đó trắc nghiệm DISC còn đem lại các lợi ích thiết thực như sau:

2.1 Công cụ đắc lực trong môi trường tuyển dụng cạnh tranh

Sử dụng trắc nghiệm DISC giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ được đặc điểm tính cách, những ưu điểm và hạn chế của một ứng cử viên và cách mà họ phản ứng khi gặp phải các vấn đề khó khăn, cấp bách.

Nhờ vậy nhà tuyển dụng có thể chọn ra được những nhân sự phù hợp với yêu cầu của công việc.

2.2 Mối quan hệ thuận lợi trong môi trường làm việc

Dựa vào trắc nghiệm DISC, nhà tuyển dụng có thể xác định được tiềm năng của mỗi cá nhân trong những lĩnh vực bất kỳ để có thể đưa ra cách làm việc nhóm tốt hơn, cách xây dựng tập thể/tổ chức khoa học và hợp lý hơn.

2.3 Giúp đánh giá đúng năng lực nhân viên

Nhiều nhà tuyển dụng dựa trên biểu đồ DISC để xác định hiệu suất của từng cá nhân trong công việc cụ thể của họ. Từ đó đưa ra những chiến lược làm việc của team để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đặc biệt, trắc nghiệm tính cách DISC không chỉ có lợi trong việc tuyển dụng mà còn có mối quan hệ mật thiết với doanh số bán hàng. Nếu doanh nghiệp nắm được biểu đồ DISC của người mua hàng thì có thể xác định được hành vi mua hàng của họ từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng doanh số.

Nguồn: Sưu tầm.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn