7 bước giúp nhân viên mới hội nhập thành công
Mục đích bài này là nêu bật những bước cần thiết để Phòng nhân sự và các Quản lý giúp cho nhân viên mới hội nhập dễ dàng. Tốt nhất là nên giúp họ hội nhập ngay sau khi có thư mời nhận việc, mặc dù tiến trình hội nhập này đôi khi kéo dài tới hai năm. Song song đó bạn cũng lưu ý cần có Danh mục trợ giúp nhân viên mới hội nhập và dùng nọ́ kết hợp các bước này của chúng tôi để bảo đảm nhân viên mới cảm thấy họ được hoan nghênh ngay từ đầu. Từ đó giúp họ mạnh dạn đóng góp và bắt nhịp ngay yêu cầu mà vai trò công việc mới của họ cần có.
Step 1: New-hire setup- Chuẩn bị sẵn cho nhân viên mới
BEFORE THE NEW HIRE’S FIRST DAY- TRƯỚC KHI THÀNH VIÊN MỚI BẮT ĐẦU NHẬN VIỆC:
- Giới thiệu cho toàn công ty (hoặc phòng/ban có liên quan) biết nhân viên mới. Thông báo về Vị trí công việc của nhân viên để chuẩn bị những thứ cần thiết theo quy định.
- Ghi tên thành viên chịu trách nhiệm thực hiện vào chương trình chào đón/trợ giúp thành viên mới.
- Cử một người kèm cặp hoặc làm bạn với thành viên mới. Tốt nhất là nên chọn người nào thông hiểu vai trò của nhân viên để họ dễ giải đáp bất cứ thắc mắc nào.
- Chuẩn bị đầy đủ bàn ghế, máy tính và văn phòng phẩm … Đảm bảo thành viên mới dễ bắt tay vào việc. Cài đặt điện thoại bàn và/hoặc điện thoại di động ….
- Bảo đảm máy tính của nhân viên có cài đầy đủ phần mềm cần thiết.
- Ghi tên nhân viên vào sổ lương để tính lương .
Step 2: HR Information & Processes-Phòng nhân sự làm việc với nhân viên mới
DAY 1: HR MEETS WITH NEW EMPLOYEE FOR NEW-HIRE ORIENTATION. PHÒNG NHÂN SỰ GẶP GỠ NHÂN VIÊN MỚI ĐỂ HƯỚNG DẪN NHÂN VIÊN MỚI:
- Kiểm lại sổ tay nhân viên.
- Yêu cầu nhân viên ký tên xác nhận họ đồng ý về lương & trợ cấp, nghỉ phép/nghỉ ốm và quy định bảo mật, không cạnh tranh với doanh nghiệp mà họ mới vào làm.
- Cho nhân viên biết nơi lưu trữ thông tin về hồ sơ của họ và kiểm tra xem chính xác hay chưa.
- Bộ phận đào tạo phải huấn luyện nhân viên về an toàn lao động, bảo mật thông tin, đạo đức
Step 3: Understanding the organization – Giới thiệu về doanh nghiệp
PHÒNG NHÂN SỰ HOẶC QUẢN LÝ PHẢI:
- Kiểm lại nhiệm vụ, quan điểm, giá trị và văn hóa của doanh nghiệp.
- Check lại mục tiêu của doanh nghiệp trong năm sắp tới.
- Kiểm lại cơ cấu của doanh nghiệp và xác định nhân viên mới sẽ thuộc bộ phận nào trong cơ cấu đó.
- Giới thiệu với nhân viên các sản phẩm, dịch vụ, thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp.
Step 4: Tools and equipment orientation- Hướng dẫn “đường đi nước bước”
PHÒNG NHÂN SỰ HOẶC QUẢN LÝ PHẢI:
- Hướng dẫn cho nhân viên biết khu vực làm việc của họ.
- Cấp password để nhân viên vào mạng/email/voicemail …
- Hướng dẫn nhân viên tham quan nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng thư giãn cho nhân viên và nơi bố trí văn phòng phẩm/máy in/thư từ …
Step 5: Network building and introductions- Giới thiệu với đồng nghiệp
- Người kèm cặp giới thiệu nhân viên mới với các bạn trong nhóm, các đồng nghiệp trong phòng/ban và các đối tác bên ngoài (nếu có thể).
- Quản lý giới thiệu nhân viên mới với các cán bộ quản lý trong phòng/ban.
Step 6: Introduction to the job-Giới thiệu công việc
- Quản lý cùng nhân viên kiểm lại kế hoạch trợ giúp hội nhập.
- Nhân viên kiểm lại bản mô tả công việc và ký vào đó.
- Quản lý thảo luận với nhân viên về các năng lực cần có để căn cứ vào đó đánh giá nhân viên.
- Nhân viên và Quản lý phối hợp với nhau ấn định mục tiêu cho thời gian sắp tới. Đồng thời thảo luận với nhau về cách đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Quản lý phối hợp với nhân viên lập kế hoạch thực hiện sao cho có hiệu quả.
- Nhân viên thực hiện theo kế hoạch. Quản lý lập kế hoạch đánh giá tiến độ và thành tích
- Quản lý cùng nhân viên kiểm lại quy trình và cách thức quản lý năng suất.
- Nhân viên được huấn luyện tương ứng với vai trò mới của mình.
Step 7: Ongoing check-ins and performance reviews-Thường xuyên kiểm tra/đánh giá
PHÒNG NHÂN SỰ HOẶC QUẢN LÝ PHẢI:
- Theo dõi chặt chẽ năng suất của nhân viên mới trong hai năm đầu tiên kể từ khi họ vào làm.
- Đánh giá kết quả hội nhập theo sau mỗi 30ngày -> 60 ngày -> 90ngày. Sau đó là theo đánh giá theo chu kỳ HằngQuý/6tháng/Hằng năm
- Thảo luận và phối hợp lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp.
- Thường xuyên kiểm tra nhân viên qua những câu hỏi như sau:
- Bạn có biết rõ các mục tiêu mà bạn phải đạt được hay không?
- Bạn có đạt được mục tiêu mong muốn hay chưa? Nếu chưa thì hãy giải thích lý do.
- Bạn có đầy đủ những thứ cần thiết để đạt được mục tiêu hay chưa?
- Có cách nào để bạn đạt được mục tiêu mong muốn hay không?
Nguồn từ: https://fr.scribd.com/ – Dịch bởi Nhóm Biên dịch Lạc Việt