Các Kỹ Năng Cần Có Cho Thăng Tiến Trong Sự Nghiệp?
Để thăng tiến, một nhân viên không chỉ cần có chuyên môn tốt, mà còn đòi hỏi rất nhiều kỹ năng mềm. Khi ở vị trí cao hơn, yêu cầu trách nhiệm theo đó cũng nhiều hơn. Vậy những kỹ năng mềm ở đây bao gồm những gì?
1. Làm việc nhóm
Teamwork hay Teambuilding luôn được đề cao ở các doanh nghiệp hiện nay. Một người nhân viên không thể giải quyết mọi vấn đề một cách tốt nhất, và điều này được khắc phục khi làm việc nhóm.
Tại sao doanh nghiệp hiện nay lại xem trọng nhân tố này?
Doanh nghiệp càng lớn mạnh, thì khối lượng công việc càng nhiều. Việc hợp tác, cùng nhau làm việc sẽ gia tăng cả chất lượng và số lượng công việc hoàn thành. Sẽ có rất nhiều cá thể với những thế mạnh riêng, điều cần thiết lúc này là kết hợp hài hòa để đạt được lợi ích chung. Và sẽ có những kế hoạch lớn hơn mà làm việc đơn lẻ không thể nào làm được.
Làm việc nhóm cũng là cơ hội để nhân viên thể hiện năng lực, và sự nhiệt tình trong công việc. Đồng thời, cấp trên sẽ đánh giá cao khả năng thích nghi cao và linh hoạt khi làm việc của nhân viên.
2. Khả năng lãnh đạo
Khi có kỹ năng lãnh đạo, thì một nhân viên sẽ có tầm ảnh hưởng nhất định trong công ty hay chí ít trong bộ phận bạn làm việc. Đó là tiền đề mở ra các cơ hội thăng tiến cho người nhân viên này trong tương lai.
Như đã nói, sẽ có rất nhiều cá thể riêng biệt với nhiều thế mạnh. Người lãnh đạo giỏi sẽ có trách nhiệm truyền cảm hứng và giúp các nhân viên khác bộc lộ được tiền năng sẵn có để hoàn thành mục tiêu chung.
Bên cạnh đó, để đảm nhận vị trí mà bản thân mong muốn, người nhân viên cần biết rõ mong muốn cuối cùng của mình. Tiếp theo đó, tự ra yêu cầu cho chính bản thân tập trung phát triển, ra sức học tập, trau dồi kỹ năng và kiến thức. Lãnh đạo chính bản thân để sẵn sàng có trách nhiệm cho vị trí mới, không để bản thân bỏ cuộc giữa chừng.
3. Kỹ năng giao tiếp
Có rất nhiều lí do để kỹ năng giao tiếp trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất trên con đường thành công.
- Thứ nhất, các quản lý trong doanh nghiệp hiện nay tin rằng người giỏi giao tiếp sẽ dễ dàng tiếp thu cái mới, nhanh chóng bắt kịp tiến độ công việc.
- Thứ hai, một nhân viên giỏi giao tiếp rất dễ dàng diễn đạt ý tưởng, kế hoạch một cách rõ ràng. Gây ấn tượng và thu hút người khác qua lời nói mạch lạc của bản thân, từ đó tạo dựng được lòng tin cho cả cấp trên và khách hàng của mình.
- Cuối cùng, người có kỹ năng giao tiếp cao không chỉ nói ra tốt, mà còn giỏi lắng nghe. Luôn tiếp thu ý kiến từ nhiều phía để cải thiện bản thân, hoàn thiện sản phẩm, dự án của chính bản thân.
4. Quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả
Không chỉ đối với công việc, mà đối với cuộc sống thường ngày, một người biết cách sắp xếp mọi thứ khoa học luôn được đánh giá cao hơn. Trên đà thăng tiến, công việc sẽ càng lúc càng nhiều, sẽ có nhiều thứ hơn cần ghi nhớ. Nếu không biết phân loại thứ tự ưu tiên công việc cần giải quyết để đạt hiểu quả tối đa, người nhân viên sẽ không bao giờ đủ thời gian hoàn thành công việc. Một người thành công sẽ không bao giờ để bản thân bận rộn nhưng chẳng làm gì ra hồn.
5. Giải quyết vấn đề
Khi có vấn đề phát sinh, người nhân viên có thể lựa chọn. Hoặc ngồi đấy kể lể, cằn nhằn, hoặc cùng các nhân viên khác nghĩ cách và hành động. Trước khi giải quyết, người nhân viên có đủ thời gian để thu nhận, xử lý dữ liệu. Và đưa ra nhưng quyết định giải quyết khách quan nhất, mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Trong trường hợp phức tạp, hãy phân tích, tóm tắt vấn đề, thông báo và xin chỉ thị từ cấp trên, người có đủ khả năng giải quyết vấn đề. Khả năng ra quyết định, giải quyết vấn đề càng tốt, thì năng lực công việc được đánh giá càng cao.
Nguồn: Jobsgo
Bài viết liên quan
- Kỹ năng lãnh đạo khác với Kỹ năng quản lý như thế nào?
- 9 Kỹ năng thiết yếu dành cho người thành đạt.
- Kỹ năng quản trị giúp lãnh đạo vượt qua Covid-19
- Bộ 50 câu hỏi kỹ năng giao tiếp có đáp án
- Bộ câu hỏi phỏng vấn 40 Câu hỏi phỏng vấn dành cho cấp quản lý
- Bộ câu hỏi phỏng vấn-12 câu bằng tiếng anh